MỘT CHIÊU TRÒ GÂY NHIỄU RỒI RIÊU RAO, CÔNG KÍCH, XUYÊN TẠC

 Mạng xã hội xôn xao trước thông tin Campuchia dự định đào con kênh nắn dòng chảy sông Mê Công để nối thẳng đường thủy từ Phnom Penh ra Vịnh Thái Lan có tên gọi Funan Techo Canal hay gọi tắt là kênh đào Phù Nam. Ngay lập tức nhiều “chuyên gia” xuất hiện và có các phân tích về tác hại với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam.

Đồng thời đưa ra những thuyết âm mưu rất ghê gớm rằng thì là “âm mưu thâm độc của Trung Quốc”, “khóc cho 25 triệu người dân Việt ở miền Tây không được lên tiếng”, “Trung Quốc phân hóa Việt Nam và Campuchia”… Thậm chí có một “nhà khoa học” có tên Ngô Thế Vinh còn đưa ra nhận định thế này: “Thách thức của con kênh Phù Nam Techo là có thật cho Việt Nam, và mọi người dân Việt cần trầm tĩnh, tập trung năng lượng và chất xám để đối phó, nhằm giới hạn mức tác động thiệt hại của con kênh chiến lược này. Nếu vô tình gây thêm thù hận và chia rẽ giữa hai nước Cam Bốt và Việt Nam là trúng sách lược “chia để trị” của Trung Quốc. Tương lai Việt Nam không cần thêm một cuộc chiến tranh vùng, mà đang cần tới một giới lãnh đạo có trí tuệ, có một tầm nhìn lịch sử để không đẩy cả dân tộc vào một chặng đường tứ diện thọ địch bi đát như hiện nay”… Rõ ràng đây không hề là sự phản biện hay góp ý tử tế gì mà lại là sự suy diễn, quy chụp vô căn cứ của một thành phần cơ hội chính trị đang lợi dụng vấn đề để công kích, xuyên tạc những chính sách đối ngoại của Việt Nam, bôi nhọ các cấp lãnh đạo nhằm thay đổi thể chế chính trị ở nước ta.

Hãy nhìn vào thực tế để xem có đúng mọi thứ có bi đát đến như vậy không? Việt Nam có phải đang “không làm gì cả” để nguy cơ hiển hiện? Tại sao truyền thông Việt Nam chưa lên tiếng? Nghe lời các KOLs, Nhà khoa học, các trí sỹ mà tưởng như ĐBSCL sắp biến mất đến nơi! Sợ thật.
Đơn giản, mọi thứ mới chỉ là dự định của đơn phương phía Campuchia bằng một dự án hoàn toàn ở… trên giấy. Ủy ban sông Mê Công quốc gia Campuchia mới công bố bản thông báo về kế hoạch đào kênh Phù Nam, sau đây Campuchia sẽ còn phải ngâm cứu, tính toan để xác định rõ hơn về tiềm năng, cũng như tác động của dự án này đối với Campuchia trên nhiều góc độ trước khi ra quyết định có thực hiện dự án kênh đào Phù Nam hay không. Nếu kiên quyết thực hiện dự án kênh đào Phù Nam đầy tham vọng này thì theo hiệp định sông Mê Công đã ký kết năm 1995 thì Campuchia còn phải tuân thủ quy định “Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa hiệp”. Cụ thể, phía Campuchia có trách nhiệm cung cấp báo cáo khảo sát kỹ thuật với đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới đối với kênh đào Phù Nam của họ cho các thành viên. Nếu vượt qua được vòng tham vấn này thì sẽ còn vòng thỏa hiệp, đặc biệt là đối với Việt Nam, quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Chuyện mới có vậy chưa gì những nhà khoa học kiểu ông Ngô Thế Vinh đã yêu cầu “lập đội đặc nhiệm” rồi kêu gọi Chính phủ Việt Nam tận dụng “quyền lực mềm để can thiệp”… Nghe kinh hoàng và bi đát cứ như thể Việt Nam sắp phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng khủng khiếp lắm ở ĐBSCL liên quan đến dòng sông Mê Công bị nắn dòng chảy bằng đập ngăn nước như Phù Nam.
Thưa với các nhà dân chủ, nhà khoa học và các KOLs rằng riêng tầm nhìn với Campuchia và vấn đề liên quan đến ĐBSCL người Việt Nam lúc nào cũng sẵn sàng tâm thế. Từ thế kỷ 19, các vua nhà Nguyễn đã quyết định đào kênh Vĩnh Tế để tạo tuyến đường huyết mạch giao thương hàng hóa cũng như có vai trò chiến lược trong quốc phòng biên giới. GS-TS Võ Tòng Xuân một cây đại thụ của ngành nông nghiệp Việt Nam nhận định, kênh Vĩnh Tế không chỉ mang nước ngọt kèm phù sa vun đắp cho ruộng đồng An Giang, mà còn cho cả vùng tứ giác Long Xuyên và toàn bộ diện tích tiếp giáp Campuchia. Từ đó, nhiều địa phương mở rộng dần diện tích trồng lúa.
Không chỉ có kênh Vĩnh Tế, Kênh T5 hay còn được gọi một cách thân thương “kênh ông Kiệt” khởi công năm 1997, thoát nhanh nước lũ từ Campuchia tràn về tránh tình trạng ngập lũ nặng đồng thời khai thác vùng đất hoang hóa, thường xuyên ngập phèn, để phát triển nông nghiệp. Một vùng Tứ giác Long Xuyên được đánh thức tiềm năng, vùng đất từ ví như “túi phèn” này thành vựa lúa của cả nước. Khi công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng, nó đã biến đổi nơi đây thành vùng đất trù phú với hơn 1 vạn hecta đất trồng lúa 2-3 vụ/năm. Nói thế để thấy, việc đào kênh rạch để cải tạo đồng đất ở ĐBSCL, phục vụ các mục đích khác nhau từ giao thông đến quốc phòng Việt Nam ta làm đã cả vài trăm năm. Tức là chúng ta có kinh nghiệm, có tầm nhìn và sẵn sàng cách đối phó trước những nguy cơ tại vùng đất này. Do ĐBSCL của chúng ta nằm ở hạ lưu của con sông Mê Công.
Xét cho cùng, dự án kênh đào Phù Nam nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Campuchia. Họ có quyết tâm thực hiện dự án này bằng mọi cách thì chúng ta cũng không thể làm gì để cản nổi. Việt Nam mà cụ thể là ĐBSCL sẽ chịu một chút ít ảnh hưởng nhưng không đến nỗi bi đát như các nhà khoa học hay “dân chủ” đang vẽ ra.
Thực tế, tình trạng khô hạn và ngập mặn ở ĐBSCL không còn là chuyện lạ. Vì không chỉ Campuchia với dự án kênh đào Phù Nam mà phía thượng nguồn Trung Quốc và cả Lào đã xây hàng loạt những công trình đập thủy điện. Vậy thì chúng ta phải thích nghi. Thích nghi như nào thì hãy cứ về miền Tây để xem người dân, các nhà khoa học cũng như chính quyền “thuận thiên” như thế nào? Thuận thiên ở đây là tính toán điều chỉnh thời vụ đi kèm với thay đổi giống cây trồng mới thích ứng với ngập mặn thậm chí chất lượng và năng suất còn đi lên so với thời trước kia. Nhờ “thuận thiên” mà nhiều nơi người dân đổi đời thay vì chỉ phụ thuộc mỗi cây lúa nhờ phù sa như trước kia. “Thuận thiên” ở chỗ người dân đã linh hoạt giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy: 6 tháng nước ngọt nhiều người dân trồng lúa, 6 tháng nước mặn xâm lấn thì nuôi tôm, nuôi cua trên nền ruộng lúa. Mô hình này được người dân ở Vĩnh Long hay Bến Tre nhân rộng rất nhanh và gọi là “con tôm ôm gốc lúa”. “Thuận thiên” còn nằm ở chỗ bên cạnh việc xây dựng cống ngăn mặn thì đang dần hình thành chiến lược “tích nước” của ĐBSCL: Với nhà dân, nước sạch trữ trong bể chứa, trong lu dùng để ăn uống, sinh hoạt; nước trữ trong ao sau nhà và trữ trong mương nhỏ dùng để tưới cây cối. Với cấp xã cấp huyện thì tích nước trong kênh trong rạch dùng để điều tiết tưới tiêu khi mùa khô đến. Với cấp tỉnh và vùng thì triển khai đầu tư xây hồ chứa gom nước quy mô lớn. Các dự án xây hồ tích nước tại ĐBSCL, nói nôm na là không để nước ngọt của sông Tiền, sông Hậu chảy hoài chảy phí ra hết biển mà tích nó lại phục vụ cho sản xuất và tưới tiêu trong mùa khô hạn. Ví dụ như dự án mới nhất đang được đề xuất: Hệ thống trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ mục đích là để giúp tăng hiệu quả sản xuất góp phần giúp ĐBSCL ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn. Các tỉnh ĐBSCL nào cũng có vài dự án làm hồ chứa nước khác đã, đang và sẽ được triển khai.
Chính sự thích nghi với sự biến đổi của dòng chảy sông Mê Công trong những năm qua và sự điều chỉnh kịp thời cả từ chính sách lẫn tư duy người dân nên ĐBSCL giờ không phải “gồng mình” chống mặn mỗi mùa khô đến như trước kia nữa.
Vậy đấy mấy nhà khoa học “trên giấy” kiểu như Ngô Thế Vinh ạ. Hãy tới và nhìn vào thực tế sinh động diễn ra để thôi đi những cái nhìn bi quan cũng như thuyết âm mưu kinh khủng liên quan đến một dự án mới nằm trên giấy của nước bạn. Nếu ông tử tế thì hãy góp ý, phản biện cho đàng hoàng, đúng với thực tế chứ đừng bịa chuyện rồi xuyên tạc, công kích, bôi đen sự thật nhằm gây rối, chống phá chế độ nhé.

Nhận xét