ĐỪNG CỐ BAO BIỆN HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA NỮ STREAMER

Liên quan đến vụ việc nữ streamer Milona (tên thật Nguyễn Thị Thanh Loan) có lời nói xúc phạm lãnh đạo câp cao của Nhà nước, hiện cơ quan chức năng của Bộ Công an đang xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong khi cộng đồng mạng đồng thuận với việc phải làm rõ và có hình thức xử lý thích đáng với hành vi lộng ngôn, lệch chuẩn và coi thường pháp luật của nữ streamer này thì một số đối tượng chống phá lại lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc Việt Nam "độc tài, mất dân chủ.

Việc xác minh, làm rõ hành vi của nữ streamer là hoàn toàn bình thường nhưng lại bị các đối tượng chống phá xuyên tạc. Chúng đưa ra luận điệu rằng "ở nước dân chủ người dân có quyền chỉ trích, phê phán, và thậm chí là thay thế lãnh đạo bằng các quyền bỏ phiếu, trưng cầu dân ý. Còn ở Việt Nam lãnh đạo là lãnh tụ, người dân không được tự do ngôn luận, không được phê bình, không được phản biện, vì phản biện bị xem như phản động".

Ở Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ phảo luật tức là tôn trọng, không xâm hại lợi ích chung của xã hội, của tổ chức, cá nhân khác. Quyền phản biện đối với chính sách của nhà nước, hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng luôn được ghi nhận, bảo đảm thực hiện. Thực tiễn rất nhiều vụ việc sai phạm được xác minh, điều tra làm rõ từ phản biện, phản ánh, khiếu nại của người dân...

Tuy nhiên trong vụ việc này, hành vi của nữ streamer này không phải là phản biện như luận điệu xuyên tạc nói trên. Đó là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Trong một xã hội mà ngang nhiên cho phép xúc phạm, thoái mạ người khác thì xã hội đó không thể có trật tự, lẽ phải không được bảo vệ. Ở đây, hành vi này lại còn bao biện, lấp liếm rằng đó là phản biện, là tự do ngôn luận thì không thể chấp nhận được.

Cả về phương diện đạo đức xã hội, pháp lý, ở quốc gia nào thì hành vi xúc phạm, thóa mạ người khác cũng không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

 


Nhận xét