Trong âm nhạc có nốt thăng thì cũng có nốt trầm, ngay đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vậy và Gia tài của mẹ chính là nốt trầm đối với các tác phẩm của ông. Một câu hát “Hai mươi năm nội chiến từng ngàу” đã phá nát ý nghĩa của một bài hát và nó là nguyên nhân khiến bài hát không được phép biểu diễn ở Việt Nam. Bởi nó thể hiện sự ảnh hưởng của luận điệu tuyên truyền của VNCH, đánh tráo bản chất cuộc kháng chiến của dân tộc chúng ta lên suy nghĩ, nhận thức của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Xét cho cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng chỉ một con người bình thường, dù có tư tưởng tân tiến, tư tưởng phản chiến nhưng sống dưới chế độ ngụy, ngày ngày nghe loa rè tâm lý chiến thì việc ảnh hưởng này là không thể tránh khỏi trong sáng tác và biểu diễn các tác phẩm.
Có người yêu nhạc Trịnh
còn bào chữa rằng câu hát “hai mươi năm nội chiến từng ngày” là tài năng của
ông Trịnh khi dự đoán cuộc chiến diễn ra trong vòng 20 năm. Tuy đây chỉ là một
lời bào chữa thiếu hiểu biết về hoàn cảnh ra đời bài Gia tài của mẹ mà chỉ dựa
trên tình yêu nhạc mà thôi. Bởi bài Gia tài của mẹ được sáng tác năm 1965 và 20
năm nội chiến ở đây chính là khoảng thời gian từ 1945-1965. Điều này có nghĩa
là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ coi kháng chiến chống Mỹ mà cả kháng chiến
chống Pháp là một cuộc nội chiến. Ngay cả khi tiền thân chế độ VNCH còn chưa cả
ra đời.
Chúng ta không sợ một bài hát mà sợ rằng 1 thế
hệ yêu nhạc Trịnh mù quáng mà nhận thức sai lầm về cả một thời kỳ bi hùng của
lịch sử. Rơi vào luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động mà
qua đó chúng đánh tráo bản chất cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
Câu hát 20 năm nội chiến
không phải tài năng dự đoán thiên tài của nhạc sĩ của Trịnh Công Sơn mà là một
nhận thức sai lầm. Tài hoa nhưng không thể tránh khỏi sai lầm và chúng ta không
thể tiếp tay cho sai lầm này càng thêm sai. Và sắp tới, khi Khánh Ly hát ở Nhà
hát lớn Hà Nội, có lẽ Sở Văn hóa sẽ cử đại biểu ngồi dưới dự khán sát sao sau
sự cố ở Đà Lạt vừa qua.
Đông Kinh
Nhận xét
Đăng nhận xét