Lâu nay, dân chủ, nhân quyền là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí thường lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việc trao cái gọi là Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals cho một đối tượng vi phạm pháp luật là hành động mới nhất.
Mượn cớ bảo vệ nhân quyền
Mới đây, tại Geneva, Thụy
Sĩ, Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals đã được trao cho Phạm Đoan Trang,
người mà Ban tổ chức giải thưởng tung hô là “nhà báo, nhà hoạt động nhân
quyền”. Phạm Đoan Trang là ai và có phải là người “bảo vệ quyền tự do ngôn
luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân” như mô tả của những người tổ chức
giải thưởng nhân quyền Martin Ennals hay không?
Với nhiều người, Phạm
Đoan Trang không còn là cái tên xa lạ. Đây là người có hành vi chống đối Nhà
nước quyết liệt. Ngày 14-12, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm
Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng
làm việc cho một số trang báo) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật Hình sự 1999.
Phạm Đoan Trang là tác
giả của nhiều tài liệu có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản
kháng phi bạo lực”… Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, do xuất cảnh đi nước ngoài
không xin phép nên Trang đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc. Trong
chuyến xuất cảnh trái phép này, Trang đã bị một số đối tượng chống đối chính
quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo.
Trở về nước, Trang trực
tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, đồng thời tụ
tập, khuếch trương lực lượng chống đối trong nước, tập hợp lực lượng chống đối
trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ. Đoan Trang đã viết, phát tán nhiều bài
viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ.
Tòa án nhận định hành vi
xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Phạm Đoan Trang
là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và
Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Sự thật rõ ràng như vậy,
ấy thế nhưng dưới cái cớ bảo vệ nhân quyền, tự do ngôn luận, một số tổ chức nước
ngoài, đại diện trong cơ quan ngoại giao của một số nước lại sẵn sàng dùng
nhiều mỹ từ ca ngợi, bênh vực Phạm Đoan Trang. Họ sẵn sàng đăng đàn, công bố
những cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền”, “Tự do truyền thông quốc tế”, “Phụ
nữ can đảm quốc tế”, “danh sách nạn nhân cần bảo vệ”… dành cho Phạm Đoan Trang.
Tất nhiên, đi kèm với những việc làm này là “thông điệp” gây sức ép, phản đối
và những cáo buộc vô căn cứ, phi lý với Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Lộ liễu chiêu trò, dung
túng, cổ vũ cho đối tượng vi phạm pháp luật
Không chỉ Phạm Đoan
Trang, thời gian qua, cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý một số đối tượng khác
dựa trên những căn cứ cụ thể của từng bộ luật, trong đó có Bộ luật Hình sự và
Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình bắt giữ, xử lý các đối tượng, cơ quan
điều tra, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân đều căn cứ vào những quy định
của pháp luật để xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng
không làm oan sai. Vì vậy, có thể nói, bản án dành cho Phạm Đoan Trang cũng như
các đối tượng chống đối khác trong thời gian qua là hoàn toàn đúng quy định,
phù hợp với luật pháp quốc tế.
Những luận điệu bóp méo,
xuyên tạc rằng Việt Nam xử lý các đối tượng trên bằng “bản án mơ hồ” “theo ý
chí chủ quan”, “áp đặt”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến” là hoàn toàn
vô căn cứ. Điều này cho thấy một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp tục lợi
dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép đối với Việt Nam. Với cái
nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí với Việt Nam, các cá nhân, tổ chức này lợi dụng
triệt để việc Việt Nam xử lý số đối tượng vi phạm pháp luật thuộc nhóm chống
đối trong thời gian qua, trong đó có Phạm Đoan Trang để xuyên tạc, vu cáo Việt
Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tạo cớ cho một số tổ chức, cá nhân tiếp tục có
hoạt động chống phá Việt Nam.
Đây có thể coi là hành
động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những tổ chức và cá nhân này
luôn “ngộ nhận” về những giá trị “tốt đẹp” và “cao quý” của nền dân chủ tư sản
phương Tây. Vì muốn áp đặt các giá trị này mà họ sẵn sàng can thiệp vào chính
sách nhân quyền của quốc gia khác, kể cả những quốc gia có không ít nỗ lực và
thành tựu về dân chủ, nhân quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận như Việt Nam.
Với học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, họ sẵn sàng ca ngợi, “bao bọc”,
trợ giúp những đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối chính quyền như Phạm
Đoan Trang, kể cả khi các đối tượng này đã bị kết án bởi những phiên tòa công
khai, khách quan, dân chủ từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam.
Mỗi đất nước có quyền lựa
chọn con đường riêng của mình. Sự khác biệt về thể chế chính trị và những đặc
thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và các nước phương Tây
đương nhiên sẽ tạo nên những hệ giá trị khác nhau, ngay cả với những vấn đề
liên quan đến dân tộc, nhân quyền. Nhưng không vì thế mà các giá trị của phương
Tây nghiễm nhiên trở nên ưu việt hơn, nổi trội hơn.
Thực tế thời gian qua cho
thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán chính sách đặt con
người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển. Những thành tựu về
nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Điều này đã
được nhân dân ủng hộ và các tổ chức uy tín hàng đầu quốc tế công nhận.
Vì vậy, việc các tổ chức,
cá nhân xuyên tạc, vu cáo vấn đề dân chủ, nhân quyền của quốc gia khác là xâm
phạm vào công việc nội bộ của quốc gia đó. Điều này không thể chấp nhận được
đối với một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam. Việc ủng hộ, dung túng, cổ vũ
cho những đối tượng vi phạm pháp luật, bị đưa ra xét xử, có hành vi chống đối
một quốc gia có độc lập, có chủ quyền là điều cần phải lên án.
Đảng và Nhà nước ta luôn
hoan nghênh những ý kiến đóng góp xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời nỗ
lực bảo đảm quyền tự do, dân chủ, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy
nhiên, mỗi công dân khi thực thi quyền này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Bất kỳ hành vi nào lợi dụng quyền tự do của bản thân mình để xâm phạm lợi ích
Nhà nước, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đều chịu xử lý của pháp
luật và trật tự, kỷ cương chỉ có thể được giữ vững khi pháp luật được thượng
tôn. Đó là cơ sở cho sự phát triển ổn định của đất nước, là tiền đề quan trọng
để thúc đẩy, bảo đảm và phát huy các giá trị về quyền con người không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Hoàng Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét