Việt Tân “bẻ lái” vụng Sơn Tùng M-TP

 Ngày 5/5, Thanh tra Bộ VHTT&DL ra quyết định xử phạt hành chính 70 triệu đồng (theo quy định tại khoản 3 điều 13, Nghị định 38/2021/NĐ-CP) đối với MV mới “There’s no one at all” của Sơn Tùng M-TP. Công ty TNHH M-TP Entertainment của Sơn Tùng còn phải chịu trách nhiệm tiêu hủy, nộp lại số tiền thu được và gỡ bản ghi hình MV “There’s no one at all” dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số. Trước đó, Cục nghệ Thuật biểu diễn Bộ VHTT&DL đã cho biết nội dung MV này có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” (theo khoản 4, Điều 3, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn). Ca sĩ Sơn Tùng, tối 29/4 đã chính thức có lời xin lỗi (về MV vừa ra), đồng thời khẳng định ngừng phát hành sản phẩm. Nói gì thì nói, hành xử của ca sĩ Sơn Tùng là khá kịp thời và đáng ghi nhận.

“Chín người mười ý” là một thành ngữ quen biết. Nó hàm ý rằng cuộc sống luôn phức tạp, đa dạng, khó thống nhất quan điểm. Ứng vào MV “There’s no one at all” thấy quả có vậy. Dù đa phần quan ngại bối cảnh hiện thời, hành động tự tử của chàng trai trong MV để giải thoát sự cô đơn, bế tắc có thể tác động tiêu cực tới tâm lý giới trẻ, từ đó, ủng hộ xử lý của cơ quan quản lý, thì vẫn có những tiếng nói bênh vực Sơn Tùng. Nghĩa là, xử lý hành chính không hẳn là dấu chấm hết cho những ồn ào liên quan MV “There’s no one at all”.


Nghĩa là, những ồn ào, dư luận trái chiều đó, suy cho cùng, có thể hiểu được đối với lĩnh vực giải trí; đặc biệt, nó còn tử tế hơn vạn lần trò vin vào đó để khuấy động, làm rùng beng và “bẻ lái” dư luận chống phá nhà nước Việt Nam của Việt Tân.

Việt Tân đã làm gì? Việt Tân vừa phóng lên mạng bài viết ngắn tối ngày hôm qua, 6/5, với nội dung: “Cùng là một hành động, nhưng cơ quan kiểm duyệt tại Việt Nam hành xử khác nhau. Phải chăng Ca sĩ Sơn Tùng không phải “người nhà nước” nên bị phân biệt đối xử? Bạn nghĩ sao về nhận định này?”

Dốt nát hay xuyên tạc? Hiểu kiểu nào cũng chẳng hề sai trong trường hợp này vậy.

Dốt vì, chưa nói người trong nghề, một khán giả bình thường cũng thấy Việt Tân đã liên hệ, trích cảnh tùy tiện để sự so sánh nội dung MV “There’s no one at all”, với nội dung của bộ phim truyền hình nhiều tập “Thương ngày nắng về” mà VTV3 phát sóng từ cuối năm 2021. Cú nhảy lầu tự tử bi đát của chàng trai trong MV “There’s no one at all” – tác động của nó phải khác, so với niềm tin vào tình mẹ, tin vào sự trở về của những tia nắng ấm áp trong “Thương ngày nắng về” kể câu chuyện gia đình bà Nga và ba người con gái Vân Khánh, Vân Trang và Vân Vân. Mất niềm tin vào con người và truyền cảm hứng để con người, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, cũng giữ vững niềm tin, tin vào con người, tin vào tương lai – chỉ có những kẻ dốt mới có thể đánh đồng hai cái đó là một.

Còn xuyên tạc, rõ quá rồi. Vẫn biết xuyên tạc là nghề của Việt Tân, nhưng cho rằng: “Ca sĩ Sơn Tùng không phải “người nhà nước” nên bị phân biệt đối xử”, thì…trơ tráo, lộ liễu, vụng về quá. Trong số các nhân vật bị xử lý thời gian qua, thậm chí xử lý còn nặng hơn nộp phạt, tới mức bị ném như ném củi vào “lò” ông Trọng, có nhiều nhân vật là “người nhà nước” chính hiệu, “người nhà đảng CS” chính hiệu. Hơn thế, có vị còn là “người nhà nước”, “người nhà Đảng” to đùng cỡ bộ trưởng, bộ chính trị, cũng bị tống vào “lò” vì sai phạm đấy thôi?

Mình Hà

 

Nhận xét