Trong những ngày của tháng Tư lịch sử, cả nước hân hoan kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì một số người đang cố tình xuyên tạc những phát biểu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Họ cắt xén một câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Quốc tế (nay là báo Thế giới và Việt Nam), được in ngày 30/3/2005. Lấy câu nói nay để tự suy diễn theo ý chủ quan của một người hoặc một nhóm người.
Đúng ngày 30/4, trên Facebook các nhân, nhiều người khác đã lấy câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” để xuyên tạc rằng: đó là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, nên bỏ cum từ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng “ngày hòa bình”, ngày “thống nhất” hay ngày “kết thúc chiến tranh”…Bản chất của vấn đề này thực ra là mưu kế thâm độc của các thế lực thù địch, hòng xem nhẹ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa nhòa chiến công, đánh đồng giữa ta và địch…Xin có đôi lời như sau:I: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA
BÀI “NHỮNG ĐỒI HỎI MỚI CỦA THỜI CUỘC”:
Xin được trích lời của
ông Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế: “Cuối năm 2004, anh em
nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ
Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên
tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất
để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan
trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một
tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài
được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế
hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005”.
II: NỘI DUNG CỦA BÀI BÁO:
Bài báo hay ở nội dung và
tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định
rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho
chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên
quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu
người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như
vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn
để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang
lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một lãnh đạo cấp
cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
Ngay sau khi bài báo ra
đời, nó đã thu hút đông đảo dư luận; nhìn toàn cục thì dư luận rất tốt, rất
nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.
III. LÃO CHĂN BÒ LUẬN
GIẢI VỀ “TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN NHƯ SAU:
Khi nhà báo đặt câu hỏi
“Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?” thì Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả
lời nguyên văn như sau: "Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng
ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát.
Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người
thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy.
Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người
vui, mà cũng có hàng triệu người buồn". Câu nói này, đã bị nhiều người trong
và ngoài nước cắt đầu bỏ đuôi để dẫn dắt nhiều người theo hướng lệch lạc
"có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn" và thêm
vào đó là "cứ đến 30/4”. Là người quang minh, chính đại và có tâm trí cần
phải đặt câu nói theo một chuỗi logic, nghĩa là cần nhìn nhận và xem xét kỹ đầy
đủ nội dung xuyên suốt cả cuộc trả lời phóng vấn để có cái nhìn khách quan,
toàn diện và biện chứng. Trong hoàn cảnh này, nó phải được hiểu như sau:
1. Câu trả lời của cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt là để trả lời cho câu hỏi nêu trên của phóng viên; có nghĩa
là phải làm gì tiếp theo khi mà cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc ta đã đi đến thắng lợi hoàn toàn, giang sơn thu về một mối đã 30 năm;
làm gì tiếp theo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm gì để tiếp tục củng cố khối
đại đoàn kết dân tộc, làm gì để phát triển đất nước.
2. Câu nói “triệu người
vui” trong hoàn cảnh này không phải là con số định lượng kiểu như một triệu,
hai triệu ba triệu…mà phải được hiểu là cả dân tộc Việt Nam vui mừng khi đất
nước đã được thống nhất, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã thực hiện trọn
vẹn Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ vĩ đại là đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào”. Chiến công này, thành quả này là thành quả chung của cả dân tộc ta
chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, hại dân ngụy Sài
Gòn. Niềm vui ấy là niềm vui chung. Hơn ai hết cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một
trong những người vui sướng nhất vì cả cuộc đời ông, tất cả sức ông và gia đình
ông đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.
3. Câu nói của bác Sáu
Dân hàm ý sâu sắc, ngày vui đất nước thống nhất được gói trọn trong câu hát
“...vui sao nước mắt lại trào...”. Nhiều gia đình mừng vui vì được đoàn tụ với
người thân đã trở về từ các mặt trận, từ các nhà tù của đế quốc...nhưng trong
bản thân nội tại của “triệu người vui” cũng có “triệu người buồn” họ vui vì
niềm vui chung của đất nước nhưng buồn vì có nhiều người thân của họ đã vĩnh
viễn nằm lại ở chiến trường, ở rừng sâu, núi thẳm, ở ngục tù của đế quốc và bè
lũ tay sai. Có nhiều người hy sinh ngay của ngõ Sài Gòn, ngày 30/4/1975... Ngay
bản thân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người mất cả vợ, 2 con nhỏ trong trận bom
của Mỹ. Con trai lớn của bác Sáu cũng hy sinh trên đường trở về Miền Nam chiến
đấu. Những ngôi mộ trong nghĩa trang là mộ gió vì gia đình và đồng đội không
tìm được xác của vợ con bác Sáu.
Là “triệu người buồn vì”
ngày thống nhất đất nước, nhiều bà mẹ vẫn từng đêm khóc vì thương nhớ con của
mình dứt ruột đẻ ra, như mẹ Thứ ở Quảng Nam chẳng hạn. Mẹ vui vì sự hy sinh của
chồng, con đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc nhưng mẹ
đau đến “đoạn trường” vì chồng, các con, con rể, cháu của mẹ đã mãi mãi nằm
xuống, mãi mãi không trở về bên mẹ. Đau lắm chứ, buồn chứ sao không! Nếu ai bảo
không buồn thì kẻ đó là người không có trái tim nhưng nếu ai không vui trong
ngày đất nước thống nhất thì đó chắc chắn là kẻ không có trí óc! Những người ở
phía bên kia chiến tuyến cũng vui chứ, họ vui vì từ nay chấm dứt khói lửa chiến
tranh, mọi người sẽ sống trong hoà bình, tự do, độc lập vì trong số những người
cầm súng theo đế quốc Mỹ thì có rất nhiều người bị ép buộc phải đi lính cho
giặc để chống lại quê hương, đất nước mình. Họ vui vì từ nay họ không phải bị
buộc phải làm những việc bất nhân, bất nghĩa nữa; họ vui vì được trở về bên gia
đình, được về với chính nghĩa, được về với cội nguồn của dân tộc, với tổ quốc
và nhân dân.
4. Câu nói "Triệu
người vui, triệu người buồn" của Cố thủ tướng độc đáo ở chỗ nó thể
hiện tính nhân văn của những người Cộng sản vĩ đại đối với con cháu Lạc
Hồng lỗi lầm bên kia chiến tuyến, họ buồn vì lỗi lầm của họ vì đã
chọn sai đường để phục vụ đế quốc xâm lược và chế độ ngụy bán nước.
Câu nói của cố Thủ tướng là phù hợp với chủ trương đại đoàn kết của Đảng ta;
chúng ta sẵn sàng tha thứ lỗi lầm khi họ quay đầu là bờ (đương nhiên nó không
gồm bọn chống cộng cực đoan). Đó là điểm mấu chốt thức tỉnh lương tri
của những người thân đầy tội lỗi nhưng đã biết ăn năn hối lỗi để tìm về
với dân tộc và chung tay, góp sức để xây dựng đất nước trong 30 năm
(1975-2005) và những năm tiếp theo; số người này là đa số và họ đã hòa vào
“dòng chảy thuận” của dân tộc từ lâu rồi.
5. Buồn vì Đế quốc Mỹ đã
xâm lược nước ta, gây tang thương, đau đớn cho dân tộc ta; dù chiến thắng trong
vinh quang nhưng hậu quả mà chiến tranh gây ra thật sự rất khủng khiếp. Từ Mũi
Cà Mau đến địa đầu Móng Cái không nơi nào là không có nghĩa trang liệt sĩ,
không nơi nào là không có tang tóc; những thành phố, những xóm làng bị tàn phá
nặng nề bởi chiến tranh và bây giờ (năm 2005) là lúc chúng ta phải đoàn kết lại
để xây dựng đất nước “hơn mười ngày nay” như lời Bác Hồ hằng mong muốn. Suy cho
cùng thì những con người ở phía bên kia chiến tuyến (ngụy Sài Gòn) họ cũng là
cháu Hồng, con Lạc, họ cũng có nguồn gốc như chúng ta. Chỉ vì đế quốc xâm lược
mà họ đã lầm đường lạc lối theo giặc, họ buồn cho chính họ, họ buồn lắm chứ;
con người không là sỏi đá, ai có thể vô tình? Mục đích cuối cùng mà cố Thủ
tướng muốn là chúng ta phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, không
phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, đảng phái; hễ là người Việt thì phải
đoàn kết, phải hàn gắn nỗi đau chiến tranh, phải cùng nhau để xây dựng một Việt
Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, phải sánh vai với các cường
quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Từ những phân tích trên, lão chăn bò tôi cho rằng những người đang cố xuyên tạc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là hoàn toàn sai lầm; vô tình hay cố ý họ đang tiếp tay cho các thế lực thù địch bôi nhọ, xuyên tạc nhằm hạ bệ “những tượng đài bất tử” trong lòng dân tộc như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đáng kính của chúng ta. Không thể lấy câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” để phục vụ cho mưu đồ bất chính. Mục đích cuối cùng của họ khi xuyên tạc câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính là muốn xóa nhòa chiến công của dân tộc ta trong cuộc trường chinh vĩ đại, đánh bại giặc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai bán nước. Hòa hợp dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng và nhà nước ta nhưng không thể đánh đồng, cào bằng ta và giặc. Phải khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam thông qua truyền thống hào hùng của dân tộc, mà cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ là điển hình cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là sự kết tinh của dòng máu anh hùng qua hơn 4000 năm lịch sử. Không ai có thể xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta./.
FB Lão chăn bò.
Nhận xét
Đăng nhận xét