Biết là làm khó cho Lê Ánh, nhưng vẫn phải hỏi ngược một câu như thế, khi đọc bài “Đảng “cướp công” cộng đồng người Việt một cách trơ trẽn” mà y vừa tung lên trang Việt Tân.
Bài viết phơi bày cái lý
sự không thể ngửi được của một kẻ, từ lâu đã nhẵn mặt trước thiên hạ, là bút nô
mẫn cán của Việt Tân. Không ngửi được bởi Lê Ánh đã cố tình xuyên tạc, bóp méo
nội dung, ý nghĩa lời nhận định của ông thủ tướng Việt Nam về cộng đồng người
Việt Nam tại Mỹ.
Ngày 14/5, trong buổi tiếp đại diện cộng đồng người Việt ở khu Bờ Đông Mỹ, sau khi thăm hỏi, chia sẻ tình cảm; thông báo tình hình đất nước, thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ; kết quả các hoạt động xúc tiến tăng cường hợp tác Việt Nam – Mỹ; trân trọng cảm ơn sự đóng góp của kiều bào đối với đất nước, góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển không ngừng…, ông Phạm Minh Chính đã nói trong xúc động: Nhà nước, Chính phủ (Việt Nam) luôn xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; luôn tạo điều kiện để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và giúp đồng bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở nước sở tại…
Nhiều Việt kiều thật sự
cảm kích khi người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: “Thành công của người
Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước…”
Cảm kích vì đó là một lời
nói chân thành chứ không hề sáo rỗng.
Ai cũng hiểu, dù là Thủ
tướng, ông Phạm Minh Chính cũng khó có thể tự tin nói thế; càng khó thuyết phục
để bà con Việt kiều (ở Mỹ, cũng như ở nhiều quốc gia khác) tin mình nói những
lời gan ruột, nếu không có một cơ sở chính trị, một lòng tin chính trị, một
quan điểm cụ thể và rõ ràng xác định Việt kiều là một bộ phận máu thịt của dân
tộc, chứ không là “những đứa con lạc loài”?
May thay, ứng với đòi hỏi
trên, với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN, Thủ tướng Chính phủ, ông
Phạm Minh Chính lại có thừa.
Có từ những năm đầu thế
kỷ 20 với tầm nhìn sâu sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi bôn ba ở nước ngoài,
về vai trò Việt kiều trong quá trình vận động cách mạng để giành độc lập cho
dân tộc.
Có từ buổi đầu Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi kiều bào báo
tin cách mạng thành công cùng thông điệp: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn
nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là
nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà” (Thư chúc Tết kiều bào, năm 1946).
Có trong các hoạt động
thăm hỏi, chúc mừng, gặp gỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể
chính trị xã hội nhà nước Việt Nam nhiều năm qua, trong đó “Xuân quê hương” –
chương trình giao lưu nghệ thuật tổ chức liên tục nhiều năm nay, với ý nghĩa
mang yêu thương, sum vầy tới toàn thể kiều bào mỗi độ Tết đến xuân về.
Đặc biệt, Nghị Quyết số
36-NQ/TW, ngày 26 tháng 03 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện một tư duy đột phá khi khẳng định:
“Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận
với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo
vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật
pháp, công ước và thông lệ quốc tế.”
Có trong Chỉ thị số
45-CT/TW, ngày 19-5- 2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác với người Việt
Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, khẳng định “Người Việt Nam ở nước ngoài
là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam
(…). Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan
hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.
Có trong Kết luận số
12-KL/TW, ngày 12-8-2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về công tác người Việt
Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, nhất quán quan điểm: “Dù ở bất cứ nơi
đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân
tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực
quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc”,v.v…
Vậy mà Lê Ánh lại giở
giọng vu cáo, thóa mạ rằng “ông Chính giở giọng nịnh bợ”; “Những điều ông Chính
nói đã phản ảnh bản chất “lật lọng”, “gian dối” không bao giờ thay đổi ở những
con người lãnh đạo CSVN”. Và y hạ một câu hỏi như quan tòa: “Đến khi nào các
ông mới chịu thay đổi bản chất “gi.an m.anh”?
Gian manh, xuyên tạc – ấy
là Lê Ánh. Đó là điều đã phơi bày và không thể chối cãi trong bài viết vu
khống, đặt điều nêu trên của y.
Thế nên, câu hỏi xách mé,
láo xược Lê Ánh nêu, phải dành cho chính y, mới là đích đáng.
Hà Yên
Nhận xét
Đăng nhận xét