TỔ CHỨC "THEO DÕI NHÂN QUYỀN" LẠI XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 3 vừa qua, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (TCTDNQ) Human Rights Watch ra Tuyên bố: “ Kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ cáo trạng và trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng” trước thềm phiên toà sơ thẩm.”

Một tài khoản “ vượt tường lửa” của An ninh đã đọc được bài viết trên và comment rằng: “Chẳng có gì lạ…Đài Châu Á tự do (nói láo) chẳng bao giờ lại cho rằng bản án đối với những kẻ chống phá Nhà nước là đúng cả”…Một tài khoản khác thì đồng tình và còn viết thêm rằng…Đài này (RFA) là “cửa kiếm cơm” cho bọn vô công rồi nghề”… “Tiếng nói của chúng chẳng có giá trị gì nên An ninh Hà Nội chưa “sờ đến”.

Trởi lại với thông tin vừa trích: “Ông Phil Roberson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức TDNQ, nói với đài Á châu Tự do về phiên toà xét xử nhà báo công dân Lê Văn Dũng sắp xảy ra:

“Lê Văn Dũng là một trong số hơn 60 người mà chính quyền Việt Nam truy tố hoặc bỏ tù chỉ vì đã lên tiếng chỉ trích nhà nước. (Theo) Điều luật quy định về tội tuyên truyền chống Nhà nước trong luật hình sự được sinh ra nhằm de dọa người dân, khiến người dân phải chọn hoặc im lặng hoặc bị bỏ tù.”…



Một tài khoản khác thì cho rằng con số “ 60” là còn ít…Còn RFA thì còn nhiều người bị bắt về tội này. Ý kiến trên được nhiều cư dân mạng đồng tình vì: “Nếu không có RFA, không có mấy commet của người đưa tin thì sẽ chẳng ai quan tâm”. Còn RFA cho rằng “Điều luật quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước trong luật hình sự được sinh ra nhằm de doạ người dân, khiến người dân phải chọn hoặc im lặng hoặc bị bỏ tù”…thì đúng một nửa. Nửa đúng là: Bộ Luật hình sự, 1999 có quy định về “Về tội tuyên truyền chống Nhà nước”…Quy định này tất cả các quốc gia trên thế giới đều có. Với một số quốc gia khác thì còn có những quy định chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn. Chẳng hạn như các quốc gia Hồi giáo thì nghiêm cấm hoặc cầm tù- tử hình những ai dám xúc phạm thánh Ala….Còn nửa sai là “Nhằm de doạ người dân, khiến người dân phải chọn hoặc im lặng hoặc bị bỏ tù”. Về quan điểm này thì tác giả bài viết ngắn cho rằng: Pháp luật ở tất cả các quốc gia đều nhằm bảo vệ chế độ. Pháp luật Hình sự Việt Nam cũng như vậy. Ở Việt Nam hiện nay người dân có nhiều “kênh” để thể hiện tiếng nói của mình. Trước hết là các tổ chức đoàn thể chính trị như các hội: Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh… Tiếp đó là hệ thống báo chí…Người dân có quyền gửi các thông tin, khiếu kiện đến các cơ quan báo chí phản ánh những điều mình muốn …Pháp luật Việt Nam có quy định báo chí phải trả lời người dân…khi nhận được bài viết và ý kiến về mọi vấn đề. Cho đến hiện nay khi Việt Nam đã kết nối với mạng internet, mọi người đều có quyề truy cập, phát bài. Vấn đề là ý thức trách nhiệm của người đưa tin. Nếu đưa tin sai sự thật, hoặc bình luận ác ý, chống chế độ…vi phạm quy định của pháp luật thì tất nhiên sẽ “vào lò”. Lê Văn Dũng, Dũng vo va là một trường hợp.

Lê Văn Dũng bị truy tố-bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự cũ năm 1999. Được biết Lê Văn Dũng khá “ ngoan cường”, cũng theo thông tin trên-Năm 2015 Y đã bị cơ quan an ninh bắt về tội danh “phát tán tài liệu chống nhà nước” (theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015). Với việc bị truy tố theo khoản 1 của Điều 88, trong trường hợp bị buộc tội thì Lê Văn Dũng vo va sẽ phải đối mặt với bản án lên đến 12 năm tù giam.

Một cư dân theo dõi thông tin về “Dũng vo va” đã bày tỏ quan điểm “ Dũng vo va là một kẻ “ ngựa quen đường cũ, rất ngoan cố cần phải có một bản án tương xứng”.

Trở lại với thông tin trên RFA, Phil Robertson nói:

“Việc Nhà nước Việt Nam bắt bớ và khởi tố ông Lê Văn Dũng cho thấy Hà Nội không muốn người dân tham gia làm báo, họ không muốn người dân điều tra các vụ tham nhũng, hoặc phanh phui những việc làm sai trái của cán bộ. Họ cũng không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, hay của các hội nhóm đang cố gắng đấu tranh cho một nền hành chính tốt đẹp hơn, hoặc đấu tranh cho cải cách dân chủ và luật pháp.

Vụ việc này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của họ, thay vì lắng nghe những tiếng nói phản biện.”. Về đánh giá trên nhiều người cho rằng Phil Robertson chỉ nói lấy được: Điều tra là việc của cơ quan an ninh, người dân có quyền phản ánh,… những không có quyền xuyên tạc sự thật…Còn cho rằng: cơ quan Nhà nước “không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, hay của các hội nhóm đang cố gắng đấu tranh cho một nền hành chính tốt đẹp hơn, hoặc đấu tranh cho cải cách dân chủ và luật pháp…“là vô duyên” không phải lúc nào người đóng vai công dân ( kiểu như Dũng vo va ) dựa vào tin tức trên mạng để đòi sửa sang pháp luật…” Còn nói về Nhà nước “ không qua tâm đến lợi ích của người dân” thì, đó là nói láo. Nhà nước này đã tồn tại trên ½ thể kỷ, không có chuyện “ không vì nhân dân” mà có thể tồn tại lâu như vậy. Hiện nay, phòng, chống thông tin giả là vì lợi ích của người dân, là bảo vệ chế độ…Còn khi cần thì “ đến hẹn lại lên” người dân có thể phán ánh ý kiến của mình thông qua đại biểu và cơ quan báo chí (như đã nói ở trên).

Nhân đây xin được lư ý rằng- “Che dấu tội phạm” cũng sẽ bị xử phạt. Trong vụ Dũng vo va, Nguyễn Văn Son, một người họ hàng của Dũng cũng bị khởi tố dưới tội danh “che giấu tội phạm” (Vì đã cho ông Dũng “tá túc trong thời gian bị truy nã). Về commet của Thành Nam- tác giả bài viết xin có vài ý kiến. Trong điều kiện internet, mạng xã hội rộng mở, mọi người có thể và có quyền truy cập internet, mạng xã hội,…nhưng cần cẩn trọng kẻo bị vạ lây…Theo tác giả bài viết này thì người đọc có thể tìm đọc các thông tin trước hết trên các báo chí chính thống…Tất nhiên có quyền đọc, tham khảo các thông tin khác trên mạng. Điều này là bình thường. Điều quan trọng là cần chọn lọc thông tin tránh “ ăn gà cả lông” như Dũng vo va ( đọc thông tin trên RFA…rồi phát tán những thồn tin này). Mọi người có thể là “ Nhà báo công dân” nếu có trách nhiệm với thông tin mình đưa…Có thể thì nên tiếp cận thông tin từ những người có trách nhiệm chứ không thể ngồi nhà gõ máy tính, để rồi “ suy bụng ta ra bụng người”, post bài lên mạng để “ vào lò” một cách đáng tiếc như Lê Văn Dũng./.

Thành Nam

 

Nhận xét