Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM) trình bày quan điểm trên trong tham luận: "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo", trong đó có nội dung cho rằng cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vì nó mang nặng tính phục tùng và không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

 

CHUYÊN GIÁO SƯ KIẾN NGHỊ CHẤM DỨT KHẨU HIỆU “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”

Trong buổi hội thảo, giáo sư Thêm đã bảy tỏ quan điểm muốn nâng vị trí của người học lên ngang bằng với người thầy để giúp học sinh thoải mái sáng tạo mà không cần ràng buộc theo khuôn khổ nào: “Chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”. Tuy nhiên, vị Giáo sư này quên mất rằng quan điểm đó chỉ nên áp dụng từ bậc đại học trở lên, chứ các cháu mầm non, tiểu học và trung học cơ sở mà phóng khoáng kiểu này thì hỏng cả thế hệ sau này.

Để củng cố thêm cho quan điểm này, Giáo sư Thêm còn dẫn chứng cả lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh khi liên hệ “Lễ” và “văn” trong khẩu hiểu với”Tài” và “Đức” để minh chứng rằng “tài” là thứ mà cần chú trọng nhiều hơn” “Đức có trước để làm nền tảng; trên nền tảng đó, tài đóng vai trò quan trọng. Người đức có thể có nhiều, còn người tài thì bao giờ cũng hiếm. Người có đức chưa chắc có tài, mà đức thì có thể suy thoái, biến chất”.

Tựu chung lại, điều mà Giáo sư Trần Ngọc Thêm kiến nghị chính là chấm dứt khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” tại các ngôi trường, hực hiện dân chủ trong giáo dục, nâng dần vai trò của người học lên, hạ thấp vai trò quyết định của giáo viên xuống. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với các em học sinh dưới 18 tuổi bởi các em cần những người thầy dẫn dắt chứ không phải cần người bạn trò truyện.

Khoan hãy nói về vấn đề dân chủ giữa thầy và trò, việc bỏ đi khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” là điều bất hợp lý. Nếu không còn khẩu hiệu này thì không còn trường học bởi đối với văn hóa phương Đông như Việt Nam thì “lễ” là cái đầu tiên mà bất cứ người học ở cấp bậc nào cũng đều cần học đầu tiên. “Lễ” không có nghĩa là trò phải nghe thay thầy như một cái máy mà đó là thái độ, là cách ứng xử, lễ tiết, tác phong phù hợp với vị trí của người cắp sách đi học.

Nếu thực sự không cần “tiên học lễ…” thì sẽ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “có tài mà không có đức là người vô dụng…”. Ắt hẳn Giáo sư Thêm cũng từng thấm thía với lời dạy của Bác bởi chỉ chăm chú vào rèn luyện tài năng mà quên đi phẩm chất đạo đức thì cũng coi như kẻ bỏ đi, không sử dụng được.

Chắc vị giáo sư này ăn học ở phương Tây quá nhiều nên bay màu phương Đông khi hết mực khen ngợi phương Tây và chê bai phương Đông. Ở Việt Nam, chữ “lễ” luôn được coi trọng, trở thành nền tàng, là cái gốc cho mọi giá trị nên quan điểm của Giáo sư Thêm không hợp lý khi ở VIệt Nam.

Công Lý

Nhận xét