Ngay sau khi thông tin TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 dự kiến đến hết tháng 9 nhằm tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm khống chế dịch Covid19 trên địa bàn thành phố thì tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra cái gọi là “Thông cáo kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền khi dùng quân đội tiếp tục kiểm soát dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh”.
Nội dung thông cáo quy kết: Việc sử dụng lực lượng Quân đội, Công an trong các biện pháp phòng chống dịch đã “cản trở nhiều người bị tổn thương, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh, không tiếp cận được nguồn lương thực để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay”.
Không chỉ xuyên tạc, vu cáo việc lực lượng vũ trang tham gia chống dịch COVID-19 là “vi phạm nhân quyền”, là “cản trở nhiều người bị tổn thương”, tổ chức Ân xá quốc tế còn quy kết rằng, lực lượng Công an đã tiến hành phạt và bắt giữ những người lên tiếng trên mạng xã hội chỉ trích các biện pháp chống dịch của cơ quan chức năng cũng như xử lý hình sự là “không thỏa đáng” và lên án đó là “những biện pháp mạnh tay với lý do ngăn chặn dịch bệnh có thể làm phương hại đến hiệu quả công tác chống dịch COVID-19”!
Tuy nhiên, hiện thực phản bác các luận điệu vu cáo của tổ chức này. Sự tham gia công tác chống dịch của lực lượng quân đội như trực tiếp tham gia cung ứng nhu yếu phẩm đến tận tay người dân với những câu chuyện vừa vui những cũng rất thực tế như việc chiến sĩ bộ đội trẻ tuổi được “order” băng vệ sinh hay việc ngôn ngữ địa phương đã gây ra những tình huống trở ngại với các chiến sĩ từ nơi khác đến. Vượt qua tất cả những khó khăn, nguy hiểm (vì nguy cơ lây nhiễm) các cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an đã cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân ở những khu phong tỏa, cách ly với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn và không để người dân phải thiếu ăn, thiếu mặc.
Thậm chí, lực lượng Quân đội không chỉ chăm lo cho người còn sống mà còn chăm lo cả cho những người đã chết trong việc là lực lượng trực tiếp lo chuyện hậu sự, nghĩa tình cho những người không may qua đời vì COVID-19. Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của dịch bệnh nên khi có người qua đời vì COVID-19, những người thân không thể có mặt ngay để lo hậu sự. Các chiến sĩ bộ đội lại xắm vai thay mặt gia đình thực hiện từ khâu khâm liệm đến lúc bàn giao tro cốt cho người nhà. Những gia đình chưa thể nhận tro cốt thì lo việc lưu giữ, lo hương khói chu đáo, thể hiện trọn vẹn đạo lý của người Việt Nam...
Còn việc tổ chức này cáo buộc việc bắt giữ, xử lý đối tượng liên quan đến việc đưa các thông tin về tình hình dịch bệnh của các cơ quan Công an trong thời gian qua là “không thỏa đáng” thì thực tế đã chứng minh. Những cá nhân bị Cơ quan Công an xử lý cả hành chính và hình sự là do họ đã có các hành vi cố ý đưa tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội, hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, cùng với đó là nhiều vụ chống người thi hành công vụ.
Tại TP Hồ Chí Minh các lực lượng tuyến đầu trong đó có một số lượng lớn các chiến sĩ Công an, Quân đội đã không quản ngại những gian khổ, những nguy hiểm thường trực về nguy cơ lây nhiễm đề thực hiện sứ mệnh trong thời bình chiến đấu với dịch bệnh, bảo đảm an toàn, giúp đỡ người dân trong những thời điểm khó khăn là một hình ảnh đáng được ghi nhận và tôn vinh. Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân TP Hồ CHí Minh nói riêng hơn ai hết là người thấy được những đóng góp của các lực lượng này đối với chính cuộc sống của họ trong các thời điểm khó khăn nhất. Do đó, dù tổ chức này có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa thì chính người dân sẽ là những nhà phản biện công tâm, chính xác nhất về những gì đang diễn ra./.
NGẠO
Nhận xét
Đăng nhận xét