Chuyển đến nội dung chính

Ví sao "Việt Tân" duy trì hơn một ngàn tài khoản MXH để chống phá bầu cử ở Việt Nam?

Tuần qua, các cơ quan báo chí và một số trang mạng xã hội tiếp tục có nhiều bài viết sắc bén phản bác các quan điểm sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước ta; nhất là những thông tin sai trái, bịa đặt về tình hìnhV nhân quyền; phá hoại trên mặt trận tư tưởng, văn hóa…. Bên cạnh đó, báo chí quốc tế cũng đánh giá tích cực về nhiều mặt ở Việt Nam, qua đó góp phần phản bác những luận điệu xuyên tạc nêu 

Ngày 10-4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng 

Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các tiến triển tích cực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Thông điệp đó một lần nữa khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân; bác bỏ thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội.

Bắt giữ Lê Chí Thành về hành vi chống người thi hành công vụ

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
Bị can Lê Chí Thành. Ảnh: cand.com.vn 

Ngày 14-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Lê Chí Thành về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 330 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó, Lê Chí Thành đã từng nhiều lần thực hiện hành vi cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, sau đó phát tán trên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.

Xử lý đối tượng xúc phạm tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội

* Ngày 15-4, Tòa án nhân dân quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) đã tuyên phạt bị cáo Quách Duy (nguyên công chức Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh) 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo cáo trạng, năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh phát hiện trên Facebook Quách Duy đăng tải một số bài viết có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của một số đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước, TP Hồ Chí Minh.  

Cũng theo cáo trạng, khi khám xét, cơ quan điều tra Công an quận Tân Phú thu giữ và chuyển Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền nhiều tài liệu thể hiện nội dung tin nhắn giữa tài khoản Facebook Quách Duy với một số tài khoản facebook khác. Tại tòa, bị cáo Quách Duy khai nhận các hành vi như cáo trạng đã nêu.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
 Bị cáo Quách Duy tại tòa. Ảnh: congan.com.vn

* Ngày 13-4, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với Nguyễn Quang M (SN 1993, trú tại thôn Hùng Lãm 2, xã Hồng Thái, Việt Yên, Bắc Giang), có tài khoản Facebook “N Q M”, vì hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức. 

Trước đó, vào hồi 19 giờ 4 phút ngày 6-4, Nguyễn Quang M. đăng tải nội dung liên quan đến sự việc người dân ném chất bẩn diễn ra ở Khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ (địa phận xã Hồng Thái) trên Facebook cá nhân với lời lẽ bình luận, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức. Tại cơ quan công an, Nguyễn Quang M đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và tự gỡ các bài viết không đúng sự thật nêu trên.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?

Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định N.Q.M (28 tuổi, trú trên địa bàn) là chủ tài khoản Facebook “Nguyễn Quang M”. Ảnh: plo.vn 

* Công an huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo quy định đối với Nguyễn Văn Thái (31 tuổi, trú tại xã Long Sơn, huyện Anh Sơn) vì đã có hành vi bình luận trên mạng xã hội với nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến lực lượng công an.

Theo đó, vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 5-4, đối tượng này đã sử dụng tài khoản facebook “Nguyen Thai” để đăng bình luận dưới bài viết trên nhóm “Anh Sơn Online” với những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng đến lực lượng Công an huyện Anh Sơn. Tại cơ quan công an, Thái thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, chủ động xoá bình luận và đăng bài công khai xin lỗi Công an huyện Anh Sơn.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?

Nguyễn Văn Thái. Ảnh: baophapluat.vn 

Một số bài viết nổi bật trên báo chí

Cảnh báo âm mưu chống phá của tổ chức khủng bố Việt Tân, Báo Điện tử VOV số ra ngày 12-4 có bài: “Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?”. Theo bài viết, thời gian qua, tổ chức phản động Việt Tân đã cho lập mới 300 tài khoản, duy trì 1.000 tài khoản trên các mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng. Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, chúng sử dụng thư điện tử phát tán các tài liệu phản động với tiêu đề: “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021”…, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự. Ngoài ra, các thế lực phản động còn hô hào các nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô ủng hộ, kích động các nhà dân chủ, một số đối tượng có hoạt động “tự ứng cử” để gây rối, phá hoại bầu cử.  

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
Việt Tân kêu gọi biểu tình trên mạng xã hội. Ảnh: cand.com.vn 

 

Một số thông tin đáng chú ý trên các báo điện tử, mạng xã hội

Tuần qua, Báo Quân đội nhân dân đăng tải video clip: “Có phải họ bị bắt do “tự ứng cử”?”, chỉ rõ việc Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng bị bắt để phục vụ điều tra về hành vi chống Nhà nước. Video clip này đã được nhiều trang mạng xã hội như: Đất và người Quân khu 3, Vững tin theo Đảng cùng một số tài khoản trên kênh youtube dẫn đăng lại với hàng nghìn lượt xem và chia sẻ, qua đó góp thêm tiếng nói khẳng định không có chuyện hai đối tượng này bị bắt vì lý do “tự ứng cử” như một số phần tử cơ hội, phản động rêu rao.

Bạn đọc Thanh Trần bình luận trên fanpage Báo Quân đội nhân dân Điện tử: “Cố tình làm những việc pháp luật ngăn cấm, đó không phải là thực hiện quyền tự do dân chủ, mà đó là lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. “Đã đến lúc nghiêm trị triệt tận gốc đám phản nghịch này!”, một bạn đọc khác viết.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
Hai đối tượng Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng với những lời lẽ xuyên tạc trên mạng xã hội. Ảnh: nhanquyenvn.org 

Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng bị bắt phục vụ điều tra về việc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn “tự ứng cử”, các đối tượng cố biến tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành một sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người tham gia ứng cử; tạo cớ cho các thế lực bên ngoài vu khống cuộc bầu cử tại Việt Nam là “thiếu tự do, dân chủ”.

Trước những luận điệu cố tình xuyên tạc, mang tính chủ quan nhằm phủ nhận bản chất giai cấp của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trang Thinhvuongvietnam.com viết: Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định, giữ vững và không ngừng tăng cường bản chất giai cấp công nhân của mình. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng của Đảng, ở hệ tư tưởng cũng như nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Đảng, chứ không chỉ thể hiện ở xuất thân của đảng viên hay số lượng thành phần giai cấp, tầng lớp tham gia như sự cố tình “ngây thơ” của những luận điệu xuyên tạc, phản động. Mục đích cuối cùng của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Bản tin 35 Online: Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử?
Ảnh minh họa/ quochoi.vn 

Bác bỏ luận điệu kích động công dân (cử tri) có thể đi bầu cử hoặc không vì chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ, trang codotphcm viết, đây là một cách diễn giải ngụy biện và sai trái so với cả thực tiễn lẫn pháp lý. Bởi không có cái gọi là “quyền” đơn thuần, tức là quyền mà không gắn với nghĩa vụ. Công dân (cử tri) có quyền bầu cử thì cũng có nghĩa vụ đi bầu cử. Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân, vốn phải trải qua nhiều đấu tranh trong lịch sử nhân loại, bởi không phải ở thời kỳ nào, ở quốc gia nào, các công dân cũng có quyền bầu cử. Nghĩa vụ bầu cử còn là trách nhiệm của công dân trong việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm góp phần vào việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nói bầu cử là nghĩa vụ bởi nếu công dân (cử tri) không đi bầu cử thì không thể thành lập các cơ quan lập pháp, hành pháp như luật định.

“Tam quyền phân lập” không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam, đó là chia sẻ trên trang Facebook Vững tin theo Đảng. Theo tác giả, cái gọi là “tam quyền phân lập” chỉ là cái bẫy, khiến chúng ta vô tình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ở Việt Nam, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là hợp lý. Bản chất quyền lực nhà nước ta là thống nhất, trên cơ sở phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền hành của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp Việt Nam là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống lập pháp, lập hiến của dân tộc, nhân loại và thời đại. Từ tinh thần, nội dung đến các nguyên tắc lập hiến đều của người Việt Nam, do người Việt Nam định đoạt, không chịu sự can thiệp, áp đặt bởi những triết lý lập hiến nào từ bên ngoài. 

Nhận xét