BIỂU TÌNH Ở MYANMAR: HẬU QUẢ CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ

  Myanmar luôn là ví dụ điển hình được các đối tượng dân chủ rởm sử dụng để tuyên truyền về phong trào dân chủ, vẽ ra một tương lai ảo diệu về quyền tự do, dân chủ và muốn hiện thực hóa nó ở Việt Nam. Thật may là bọn chúng không thể đạt được âm mưu này, nếu không thì Việt Nam bây giờ cũng đang loay hoay xử lý tình trạng hỗn loạn như ở Myanmar hiện nay.

 

BIỂU TÌNH Ở MYANMAR: HẬU QUẢ CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ

Hiện đất nước Myanmar đang phải đối diện với một cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong vòng một thập niên trở lại đây, nói là biểu tình cho hợp hiến chứ thực chất đây là cuộc bạo loạn mang đậm chất cách mạng màu với ngòi nổ chính là đòi quyền tự do, dân chủ, đứng ra đòi tự do cho thủ lĩnh dân chủ ở Myanmar là bà Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác đã bị quân đội bắt giữ. Bà Suu Kyi bị bắt giữ với cáo buộc nhập khẩu và tàng trữ trái phép thiết bị điện tử, và vi phạm Luật quản lý thảm họa quốc gia. Phiên xét xử tiếp theo của tòa với bà dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/3 tới.

Cuộc biểu tình ở Myanmar diễn ra từ 1/2 đến nay đã khiến cho hệ thống chính trị của quốc gia này bị tê liệt, tình hình xã hội rơi vào tình trạng bất ổn, lực lượng quân đội xuất hiện trên khắp các đường phố của quốc gia này, đã có gần 500 người bị bắt giữ, tình trạng thương vong đã xuất hiện do sự mất kiểm soát hành vi của nhiều cá nhân.

Việc kêu gọi biểu tình đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi chỉ là cái cơ để kích động người dân tụ tập biểu tình, châm ngòi cho một cuộc cách mạng màu đang diễn ra với âm mưu lật đổ khá rõ ràng. Bản chất của phong trào biểu tình là nhằm lật đổ chính quyền, còn hậu quả nặng nề về mặt chính trị - xã hội thì mấy kẻ dân chủ rởm nào có quan tâm nhiều, chúng chỉ cần lật đổ chinh quyền và phá hoại đất nước là đạt được mục tiêu để nhận tiền từ các thế lực bên ngoài, còn người dân đạt được cái gọi là dân chủ rồi sống khổ sở như nào thì đám dân chủ không hề quan tâm.

Ngay trong cuộc biểu tình ở Myanmar có thể thấy rõ, châm ngòi nổ cách mạng màu xong là những thủ lĩnh dân chủ lặn mất tăm, mặc kệ cho các đoàn biểu tình phá hoại, chống đối lực lượng cảnh sát hay quân đội, bỏ mặc những người biểu tình bị bắt giữ. Thứ gọi là phong trào dân chủ ở Myanmar hay Việt Nam cũng chỉ là cần câu cơm của mấy tay anh chị lợi dụng dân chủ để kiểm chác lợi ích cá nhân.

Dân chủ quá chớn sẽ tạo ra một tiền đề có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng đó là coi thường pháp luật, chà đạp lợi ích dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Dân chủ rất tốt nhưng vẫn phải có giới hạn nhất định, có sự kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định pháp luật mới có thể phát huy tính làm chủ của người dân, đồng thời ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng quyền này.

Công Lý

Nhận xét