Thực hư các "tù nhân lương tâm" hay bị biệt giam, bị phân biệt đối xử?

 ới đây, tổ chức Quan sát Nhân quyền quốc tế - HRW vu cáo Trại giam An Điềm “đàn áp” Nguyễn Bắc Truyển bằng liệt kê như  “thu giữ nhiều lá thư ông Truyển gửi về gia đình mà không giải thích lý do”, “hàng trăm lá thư của những người ủng hộ từ Na Uy gửi tới ông Nguyễn Bắc Truyển thông qua văn phòng Stefanus Alliance International (Liên minh Quốc tế Stefanus), một tổ chức Công giáo và nhân quyền ở Na Uy đã bị chặn giữ”, bị đâu khớp mà không được đi khám bệnh tổng quát (?), “bị biệt giam trong xà lim riêng, cách biệt với những tù nhân khác suốt vài tháng”.HRW viện dẫn  Điều 27 Luật Thi hành Án Hình sự năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, trong đó đảm bảo cho họ, ngoài những quyền khác, “được chăm sóc y tế; gửi, nhận thư,… được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm,”… “được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo” và “được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo” để quy kết đó là “hình thức trả thù tùy tiện nhằm vào ông Truyển”



Tương tự, nhiều “tù nhân lương tâm” khác cũng thường tố lên các tố chức nhân quyền, chính khác nước ngoài la làng cho họ tương tự, đều nhằm đến lên án chính quyền không đối xử “bình đẳng” với số “tù nhân lương tâm”, rằng mượn việc đi tù để trả thù họ.

Trước đây, họ thường than thở về chế độ giam giữ, ăn uống, ngủ nghỉ…nay chính bản thân nội bộ các “tù nhân  lương tâm” thấy xấu hổ khi ca than việc này bởi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, lao động của họ được quy định rõ trong luật, được các trại giam tuân thủ nghiêm túc, khiến họ xấu hổ với chính đồng bọn và tự thẹn với chính thể diện của mình. Nay họ chuyển sang việc lên án bị biệt giam, không được giảm án, lên án việc bị giam chung với tù hình sự bình thường khác, lên án việc bị điều đi giam giữ xa nhà, không được đáp ứng tiêu chuẩn thuốc thang, chữa bệnh tương xứng với bệnh của mình hoặc không được thư từ cho gia đình hoặc nhận thư từ từ bên ngoài cho mình…. Kỳ thực có sự phân biệt đối xử này với họ không?

Quy tắc cải tạo, chấp hành án phạt tù là quá trình cải tạo, giáo dục để phạm nhân nhận ra hành vi phạm tội, ăn năn, hối cải, ý thức cải tạo tốt, là điều kiện xem xét giảm án phạt tù. Đã từng có tù nhân chống phá Nhà nước được giảm án, như Lê Chí Quang, Lê Công Định… do "ý thức" cải tạo tốt. Chẳng hạn Lê Công Định chấp hành án tốt, thành khẩn nhận tội .... Nên việc cho rằng, họ không có cơ hội giảm án, bị phân biệt đối xử là không đúng. Bản chất nằm ở chỗ họ ngang nhiên không thừa nhận hành vi phạm tội, thậm chí vẫn thách thức, tuyên bố chống đối đến cùng…thì chẳng có cơ sở nào để “ưu đãi” cho họ cả, đương nhiên bị biệt giam - hình thức kỷ luật đối với phạm nhân “ngang ngược” là phù hợp với quy định luật pháp. Dù ở Mỹ, Âu hay bất cứ đâu cũng như vậy, biệt giam dành cho tội phạm nguy hiểm (tội xâm phạm an ninh quốc gia trogn Bộ luật hình sự Việt Nam là tội đặc biệt nguy hiểm), tội phạm ngang ngược, không nhận ra sai phạm, chống lại quá trình cài tạo, giáo dục.

Còn việc họ ta thán không được gửi thư về nhà, không nhận thư tư nước ngoài là xâm phạm nhân quyền của họ! Có điều họ lờ tịt đi họ đã gửi thư gì về nhà, liệu có phải là vài “tâm thư” muốn qua người nhà để chuyển nội dung bôi nhọ, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, trại giam như là “bằng chứng” để cầu cạnh nước ngoài can thiệp vào quá trình giáo dục, cải tạo… Loại “thư” này rõ ràng là “sản phẩm vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống Nhà nước” thì trại giam nào chấp nhận cho họ cái “quyền” đó không?

Thêm nữa, họ lờ tịt đi loại thư nào từ nước ngoài gửi về họ không được nhận, nội dung trong đó là gì? Chỉ cần google trên mạng là thấy, mấy tổ chức phản động, khủng bố hay thù địch với Việt Nam ở nước ngoài thường có chiến dịch gửi thư cổ vũ, khen ngợi ca tụng cho các “tù nhân lương tâm” để họ “kiên định bản lĩnh chống Nhà nước” trong tù.. Xin hỏi, loại thư này có “tác dụng” gì tới quá trình cải tạo phạm nhân, liệu có nước nào chấp nhận cho phạm nhân được nhận thư cổ vũ anh đừng có cải tạo tốt, cứ phạm tội đi, cứ chống đối đến cùng đi vì có chúng tôi luôn ủng hộ anh, bla, bla

Nhận xét