Trước đây, tư tưởng yêu nước, thương dân trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã góp phần kêu gọi, cổ vũ toàn dân, toàn quân thực hiện mục tiêu cao cả: Vì nước, vì dân, động viên cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước ra sức thi đua sản xuất, giết gặc lậ công; coi thi đua yêu nước là động lực nội sinh để giành độc lập, tự do cho đất nước, mang lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Ai cũng hiểu: “Mục đích thi đua ái quốc là: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, làm cho nước ta mạnh lên, dân ta được sống sung sướng.
Động lực tinh thần yêu nước, thương dân giúp cho cán bộ, chiến sĩ ta có ý chí chiến đấu mới, ham mê sáng tạo trong chiến đấu, lao động và sản xuất, giúp dân xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt; cứu hộ, cứu nạn; vững niềm tin, sức mạnh để vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hy sinh trong cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh để cứu dân, dành lại cuộc sống an bình cho nhân dân.
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, cán bộ, chiến sĩ quân đội ta đã dựa vào dân, gắn bó với dân, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, tính mạng để cứu dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Chính niềm tin yêu, kính trọng nhân dân là động lực to lớn để quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy và nhân lên sức mạnh toàn quân một ý chí, một lòng một dạ vì nước, vì dân; bằng việc làm cụ thể: việc gì có lợi cho nước, cho dân thì làm, phấn đấu làm thật tốt.
Đó là sự tự giác, tự nguyện, là lời kêu gọi từ trái tim, là mệnh lệnh thiêng liêng của cuộc sống; không phải là sự áp đặt chủ quan, duy ý, “làm theo mệnh lệnh” như một số người thiếu thiện chí đã và đang xuyên tạc, bôi đen sự thật, tung tin nói xấu; phủ nhận sự hy sinh xương máu, tính mạng để cứu dân trong lũ lụt ở miền Trung mấy ngày qua. Ai đó cần nhìn lại cho đúng rằng, trong chế độ cũ, dưới ách cai trị hà khắc và bóc lột dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, người dân phải nai lưng ra làm việc cho bọn `chủ, bán sức lao động, làm thuê để kiếm sống nhưng họ vẫn bị chết đói, chết rét, không có ông chủ nào cứu họ. Trong chế độ xã hội mới, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ ta phát huy vai trò quyền làm chủ nước nhà, hăng hái lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, trong đó có bản thân và gia đình mình. Điều đó thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu chế độ mới của mỗi người dân Việt Nam trên cương vị làm chủ đất nước và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc”. Thi đua yêu nước là thước đo phẩm chất nhân cách tốt đẹp của cán bộ, chiến sĩ và người dân lao động trong chế độ xã hội mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nó hoàn toàn đối lập với một nhóm người chuyên “khua môi múa mép”, chơi trên bàn phím, viết và tung tin nhảm nhí, sằng bậy để hạ thấp giá trị của những tấm gương hy sinh cao cả vì nước quyên thân vì nhân dân phục vụ ở miền Trung vừa qua.
Lúc này, yêu nước, thương dân theo lời Bác dạy là thể hiện ở việc hướng về miền Trung, giúp nhân dân khôi phục lại cuộc sống, sản xuất. Đồng thời, chống lãng phí sức người, sức của, gây thiệt hại cho chế độ và nhân dân; chống bọn gây rối, cản trở phong trào thi đua yêu nước. Thực hiện tốt lời Bác căn dặn: để thi đua để đạt thành tích cao, kiên quyết chống bệnh hình thức, lãng phí sức người, sức của; thi đua theo kiểu “nói nhiều làm ít” "đầu voi đuôi chuột", “xúc xiểm gây rối phong trào”…Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ quân đội cần an tâm, thông suốt tư tưởng và hăng hái thi đua, làm theo lời Bác dạy; tích cực, chủ động thi đua, luôn nêu cao khí phách, kịp thời biểu dương cái hay, cái tốt mà chiến sĩ và người dân đạt được; kiên quyết chống lại bọn cơ hội, người xấu chuyên “chọc gậy bánh xe”, cản trở, gây khó, bàn lùi, hạ thấp giá trị phong trào thi đua yêu nước.
Trong kháng chiến chống trước đây, chúng ta gặp muôn vàn khó khăn, nhất là thiếu lương thực, thực phẩm và thuốc men, vũ khí, đạn dược... Để vượt khó khăn đó, nhất là cứu đói và có đủ lương thực, thực phẩm để bộ đội và dân công được ăn no đánh thắng giặc. Bài học về “hũ gạo kháng chiến” của Bác Hồ là tấm gương cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và mọi người dân noi theo. Ngày nay, trong khó khăn bão lũ miền Trung, cần phát huy tinh thần thi đua yêu nước từ thời kháng chiến và những năm đổi mới đất nước cho phù hợp với giai đoạn mới, nhất là phát động phong trào thi đua yêu nước giúp nhân dân miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất và đem lại cuộc sống bình yên cho mỗi xóm, mỗi làng, giúp các cháu sớm đến trường đi học.
Yêu nước, thương dân trong điều kiện hiện nay đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ toàn quân ta cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng yêu nước, thương dân trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ, ra sức quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước, thương dân của cán bộ, chiến sĩ và mỗi người dân Việt Nam, đưa phong trào thi đua yêu nước lên tầm cao mới, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Quân đội đã đề ra, để mãi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” - Bộ đội của Dân./.
Nhận xét
Đăng nhận xét