"LƯU MANH GIẢ DANH TRI THỨC"

Mới đây, Cato Institute cho Việt Nam 0/10 điểm về "tự do đi lại trong nước". Đơn vị này cáo buộc Việt Nam lợi dụng việc khống chế dịch bệnh nhằm cưỡng bức người dân trong việc di chuyển, đi lại, lưu thông và chấm Việt Nam ở ngưỡng điểm "liệt hạng". Nếu chiếu theo ngưỡng điểm, thì Việt Nam là một quốc gia tồi tệ hơn cả những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới như Lebanon, Libya, Afghanistan... Nếu so sánh với các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận như Indonesia, Campuchia, Philippines, Đài Loan, Singapore đều được 10 điểm, Trung Quốc được 5 điểm, thì Việt Nam chẳng có một điểm nào.

Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng nghiên cứu này được Cato Institute nghiên cứu vào năm 2019 còn công bố vào năm 2020. Nếu giả thuyết đó đúng, thì năm 2019, chấm điểm 0/10 cho Việt Nam liệu có phản ánh đúng sự thực không?

Hình ảnh có thể có: 1 người

Thông tin là Cato Institute đưa ra rất là phi lý. Vì nếu nghiên cứu phản ánh trong năm 2020, thì chỉ cần nhìn bản đồ thực trạng các chuyến bay nội địa tại Việt Nam hàng ngày, nó thậm chí còn dày đặc hơn Philippines, Indonesia, Campuchia... Nếu nghiên cứu phản ánh năm 2019, thì cần biết rằng Việt Nam đã thu hút hơn 18 triệu du khách quốc tế, đứng thứ 4 Đông Nam Á. Ngoài ra, mỗi năm, lượng phương tiện cá nhân bán tại Việt Nam vượt mốc 5 triệu xe. Những thống kê trên thuộc về một quốc gia tự do đi lại, di chuyển bằng 0 ư? Hay là trò lố của Cato Institute?

Dẫu biết là các nghiên cứu của một số tổ chức nước ngoài không có căn cứ buộc tội Việt Nam, nhưng rõ ràng, ảnh hưởng của các tổ chức này rất lớn. Những nghiên cứu này khiến hình ảnh Việt Nam bị hiểu sai đi rất nhiều.

Ngày hôm qua, đúng vào ngày Quốc tang Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đăng dòng trạng thái "bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam kết tội và tuyên án tám thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến Pháp tại Việt Nam hơn 40 năm tù giam". Đại sứ quán Mỹ cho rằng công dân Việt Nam có quyền tự do biểu đạt ý kiến vì Hiến pháp Việt Nam đã quy định rõ điều này.

Bên cạnh đó, vào ngày 04/08, Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua trang fanpage riêng cũng bày tỏ việc kết tội nhóm người này làm "gia tăng số lượng các nhà bảo vệ nhân quyền và blogger bị các toà án Việt Nam kết án trong năm 2020". Họ cho rằng những người trong nhóm "Hiến pháp" đã tham gia đấu tranh, bảo vệ Hiến pháp Việt Nam.

Nhưng sự thực là thế nào? Cái nhóm mang tên khá là "vĩ mô" ấy mang trong mình âm mưu tổ chức biểu tình, bạo loạn lật đổ chính quyền vào năm 2018. Các thành viên trong nhóm nhận tiền từ các "nhà tài trợ" nước ngoài, sau đó tiến hành mua vũ khí bao gồm roi điện, dùi cui điện, trà trộn vào đám đông biểu tình và hành hung người biểu tình và đổ tội cho cơ quan chức năng Việt Nam. Ngoài ra, nhóm người này không loại trừ âm mưu chế tạo bom xăng, thuốc nổ, nhắm trực tiếp vào các nơi đông người nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam quy định công dân Việt Nam có quyền " tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" miễn là đúng theo quy định của luật pháp hiện hành. Và dĩ nhiên, Hiến pháp cũng quy định luôn rằng mọi hành vi "chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.". Bên cạnh đó, tính mạng của mỗi người Việt Nam đều được luật pháp Việt Nam bảo hộ.

Liệu Đại sứ quán Mỹ và Phái đoàn EU tại Việt Nam có thực sự công tâm hay không khi dành những lời "có cánh" cho một nhóm người mang đầy tội lỗi như vậy? Mà cần biết rằng, chính Mỹ cũng đã rút khỏi Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào năm 2018 do bênh Israel khi quốc gia này bị Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc lên án các hành vi xâm phạm tự do dân chủ, nhân quyền tại dải Gaza.

Bất cứ quốc gia nào cũng có những mặt không ổn, nhưng cơ bản nhất, tất cả những hành vi của người dân trong một quốc gia phải tuân theo quy định của luật pháp quốc gia đó nếu không bị nghiêm trị. Việc Việt Nam kết tội những kẻ phạm tội, phản quốc là việc hết sức bình thường, cũng như việc Mỹ cho Vệ binh Quốc gia đàn áp người biểu tình quá khích hay Pháp cho quân trấn áp người biểu tình áo Vàng vậy.

Rõ ràng trong lúc cả nước đang tiến hành Quốc tang và oằn mình chống dịch, theo lẽ thường, nếu đã không dành được lời gì trang trọng thì tốt hơn hết nên im lặng không nói gì.

"Nhân dân Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề Phân Biệt Chủng Tộc và dịch bệnh COVID19 tại Hoa Kì vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt hoàn toàn. Chúng tôi hối thúc chính phủ Hoa Kì mau chóng đưa ra các quyết sách để giải quyết vấn nạn quốc gia, thực hiện cam kết của chính phủ đối với Hiến Pháp Hoa Kì, đảm bảo sức khoẻ và việc làm cho nhân dân Hoa Kì" - Một bình luận rất "chất" phản hồi dòng trạng thái của Đại sứ quán Mỹ.

Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rõ ràng rằng các quốc gia không được phép can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Nhưng hiến chương Liên Hợp Quốc, đôi khi lại tỏ ra mềm yếu và không có định lượng.

Người Việt hiểu rõ người Việt muốn gì và cần gì. Chứ Việt Nam không hề muốn một thứ nhân quyền kiểu như là vũ khí sinh học mang công thức NaCL mà Colin Powell đem lên trình diện trước Liên Hợp Quốc rồi sau đó cho mình cái quyền định đoạt hàng trăm ngàn mạng sống của người dân Iraq.

Đôi khi, những người ở ngoài kia, đánh giá về người Việt với cái tâm thế không khách quan, thậm chí còn mang định kiến quy chụp. Nếu đánh giá đó khách quan và tốt đẹp, phản ánh đúng bản chất, người Việt sẵn sàng hoan nghênh và hoan hỉ.

#tifosi

Ảnh: SCMP/AFP


Nhận xét