Mấy hôm vừa rồi, có một cô ca sĩ ao làng post bài, trong đó có đoạn: “Giá như ngay từ đầu nhà nước xiết chặt hành vi nhập cảnh trái phép thì giờ mọi chuyện đã khác. Toàn để nước đến chân mới chạy, buồn gì đâu.”
Mình đọc qua, ban đầu bực mình, nhưng sau thấy buồn cười và thương hại bởi tư duy của mấy cô ca sĩ dạng này. Nhưng, thứ đáng lưu tâm nhất là dưới phần cmt có ý kiến nói rằng để xảy ra tình trạng nhiều người vượt biên trái phép như thế, trách nhiệm là thuộc về bộ đội biên phòng.
Cám ơn anh, những người bộ đội cụ Hồ |
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trước kia đã từng phát biểu: “Ngay khi chúng ta đang bàn thảo ở đây, thì anh em biên phòng vẫn đang ở lều, nằm rừng để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh”, Phó Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh rằng, vai trò quan trọng của quân đội không chỉ nằm ở chỗ kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, tiếp nhận công dân trở về từ vùng có dịch và tổ chức cách ly mà còn tham gia làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm an lòng dân.
Đúng như lời thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng nói từng: “Quân đội sẵn sàng đón bà con về nước”, luôn canh gác cho giấc ngủ đồng bào. Đấy chính là tinh thần người lính Việt Nam, lực lượng được nhân dân trìu mến với cái tên bộ đội Cụ Hồ.
Mình, đặc biệt có thiện cảm với bộ đội, chắc là do chính trải nghiệm của bản thân. Mỗi khi xem tin tức về những người lính xả thân vì Tổ Quốc, mình đều xúc động không thôi.
Nói ra câu này, nhiều người lại bảo: Sao văn của ông Việt râu này nhiều khi giống Tuyên giáo thế. Nhưng mà, thực sự mình từng trải nghiệm và thực sự cảm nhận thấy như thế.
Bố mình xuất thân là bộ đội phục viên, nóng nảy và nghiêm khắc song cực kỳ giầu tình cảm. Mặc dù thời nhỏ mình từng là “con nhà người ta”, kiểu luôn là người học học giỏi ngoan ngoãn nhất trong thế hệ cùng lứa, nhưng mình từng nghĩ khéo mình là người ăn đòn nhiều nhất cả huyện chứ chả chơi. Thậm chí nhiều khi không dùng tới đòn roi, khi mình mắc lỗi ông nóng giận tiện tay cho một t.át. Dù có vẻ cách dạy này chưa đúng mực lắm, nhưng nó giúp mình trưởng thành.
Mình cũng có một ông bác, rất thân, như cách nói vui thì là “bố vợ hụt”, ông là bộ đội biên phòng. Ông bác này trái ngược tính cách bố mình ở chỗ đó là rất điềm đạm, vui vẻ – nhưng khi cần kỷ luật vẫn đến nơi đến chốn. Ông bố vợ hụt ấy cũng kịp dạy cho thằng con rể nhận vơ rất nhiều bài học.
Điểm chung của 2 người mình vừa kể đó là tính kỷ luật và rất giầu tình cảm. Và mình nghĩ, có lẽ đây là điểm chung của bộ đội Việt Nam. Có thể thêm đặc tính chung là uống rượu khỏe nữa, nhưng thực ra điều đó là yếu tố phụ. Phải nói là “tinh thần của những người lính Việt”, thứ mà chẳng mấy quốc gia nào trên thế giới có được.
Ngày mình còn làm báo ở Tp.HCM, có một đợt gặp chuyện buồn, thấy bản thân cứ lạc lõng giữa thành phố hoa lệ, cứ tối thứ 6 mình ra bến xe miền Đông nhảy xe đi Nha Trang. Sáng ăn sáng cafe, trưa nhậu ở Tp Nha Trang xong nhảy xe bus đi Cam Ranh. Là do mình có một thằng bạn làm ở một doanh trại quân đội ở đấy, xuống thăm nó, nhân tiện nhậu với cả đơn vị. Tối chủ nhật nhậu say rồi, lại lên xe về SG. Tháng nào cũng dăm lần thế cả.
Mình thuộc kiểu người dễ sống, kiến thức khá rộng lại biết cách chém gió, quan trọng là uống rượu cũng khỏe, nên hầu như anh em trong đấy đều quý mến cả. Không phải nói phét, chứ trong các đồng chí sĩ quan từ già đến trẻ ở doanh trại Cam Ranh ngày ấy, chả ai tửu lượng qua mình cả. Thế nên ngày ấy đúng kiểu “Đi bộ đội nhớ, ở bộ đội thương”, nói các bạn nghe, chứ nhậu trong doanh vui lắm.
Nói thẳng, môi trường quân đội là nơi rèn luyện tác phong và đạo đực tốt nhất, đầu bò đầu trâu vào đây rèn luyện đôi năm, khi xuất ngũ hầu hết đều thành người.
Vậy nên, mình đặc biệt có thiện cảm với những người lính, mà lính ở Việt Nam như các bạn biết rồi đấy, còn gọi là Bộ đội Cụ Hồ.
Bộ đội Cụ Hồ là hiện thân của bất khuất, kiên gan, là suối nguồn của tinh thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, để rồi “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, k.ẻ th.ù nào cũng đánh thắng.”
Và mình tin, trong công cuộc cả nước Việt Nam chung tay một lòng chống “giặc COVID-19”, hẳn càng thêm nhiều người trong chúng ta quý mến “tinh thần lính”, các phẩm chất nhân ái của Bộ đội Cụ Hồ.
Neil Sheehan, một nhà báo/kí giả nổi tiếng người Mỹ sau khi trở về từ Chiến tranh xâm lược Việt Nam đã có bài đăng trên Tờ The New York Times số T10/1966, trong đó có đoạn: “Một đôi quân đ.ánh t.h.uê, dẫu có đông bao nhiêu, trang bị hiện đại bao nhiêu cũng sẽ thua quân đội Bắc Việt. Bởi vì, những người lính Bắc Việt ấy họ chiến đấu vì lý tưởng”.
Suốt 30 năm trường chinh gian khổ (1945 – 1975), những người lính kiên cường ấy đã hành quân hàng chục km trong đêm tối chỉ bằng sức của một bát cơm, đã sẵn sàng cống hiến cả một đời người chì bằng vào niềm tin tất thắng. Ngàn người đã ng.ã xu.ống và triệu người lại vùng lên. Bao nhiêu m.áu xư.ơng đã đổ, thật nhiều nước mắt đã rơi… nhưng không gì có thể ngăn cản được bước chân của người bộ đội Cụ Hồ khi lý tưởng ở phía trước và tổ quốc ở trong tim. tất cả để chúng ta có được ngày hôm nay.
Lý tưởng, đó chính là sức mạnh lớn nhất của quân đội Việt Nam chúng ta.
Suốt mười mấy năm bao cấp, sống dưới chế độ thời chiến khi Việt Nam luôn phải nuôi 1 đội quân chính quy cả triệu người để bảo vệ Tổ Quốc. Đó chính là thời kỳ khó khăn nhất sau khi giành độc lập. Khi cả thế giới ngoảnh mặt, Mỹ và Liên Hợp Quốc c.ấm vậ.n, khó khăn trăm bề nhưng những khi quân và dân một lòng, không khó khăn gì là không thể vượt qua.
Khi những siêu bão, những cơn lũ quét, những đám cháy rừng … đi qua, chúng để lại những ngổn ngang đ.ổ n.át ở đất mẹ Việt Nam, nhưng sắc xanh áo lính mọc lên ngay ở đó, như những mầm sống kiên gan và bất khuất nhất.
Mình từng thấy hình ảnh những người lính lấm lem tro bụi, vừa quệt bụi ở mép vừa gặm bánh mỳ khô. Mình từng thấy những đồng chí bộ đội toàn thân sũng nước, giải cứu người dân trong giông bão. Mình từng thấy những người linh ngủ lăn ngủ lóc, mệt nhoài sau một đêm tuần tra chống dịch Covid-19 nơi biên giới. Nhưng trong tất cả gian nan, luôn hiện diện ở đó những nụ cười.
Giờ đây, những người bộ đội Cụ Hồ lại tiếp tục lăn mình vào chiến dịch “chống giặc COVID-19”, bảo vệ sự yên bình của đất nước. Trong công cuộc chống dịch, có người nói vui rằng: Cột điện ở châu Âu mà nó có chân cũng sẽ chạy sang Việt Nam trốn dịch. Vậy thì chính phủ Việt Nam cũng sẵn sàng đón những người có chân ở trời Âu về Tổ Quốc để làm cột điện. Vậy nên, hãy ở yên và đừng có đi lung tung.
Nói đồng bào mới từ nước ngoài về nghe, về đất mẹ cách ly, nhất thời điều kiện vật chất ở đất mẹ chưa được đủ đầy ở bển, nhưng hãy làm một công dân tốt bằng cách thực hiện đúng kỷ luật quân đội, theo quy định của nhà nước.
Và khi hoạn nạn qua rồi, hãy dành tặng những người bộ đội Cụ Hồ một lời cám ơn tự sâu thẳm con tim!
Đạo Sĩ
Nhận xét
Đăng nhận xét