Người dân cả nước và các tổ chức, đơn vị đã hướng về Đà Nẵng, hỗ trợ, chia sẻ nhằm giúp địa phương này vượt qua dịch Covid-19
Những ngày này, Đà Nẵng có lẽ là địa phương được nhắc đến nhiều nhất trên cả nước. Ai ai cũng hướng về Đà Nẵng với chung một khẩn cầu, có thể nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch và đ.iều trị thành công cho những ca mắc Covid-19 tại đây.
Vừa chạy vừa xếp hàng
Bác sĩ Nguyễn Út, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho rằng thời điểm này mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của việc phòng chống dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng. Sẽ còn nhiều kh.ó khăn hơn nữa ở phía trước, khi sáng 31-7, Bộ Y tế đã công bố thêm 45 ca mắc ở địa phương này. “Số ca mắc còn nhiều hơn nữa, giai đoạn tới sẽ thực sự khó khăn, Đà Nẵng đang cần rất nhiều và cũng đã được hỗ trợ, chia sẻ” – bác sĩ Út nói.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, khi bắt đầu có những diễn biến đầu tiên, Đà Nẵng xuất hiện cùng lúc vài ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, có ca nặng ngay khi mới phát hiện thì đã có một đội gồm 3 bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có cả bác sĩ đã tham gia chữa trị thành công cho bệnh nhân 91 người Anh, đã đến Đà Nẵng. “Các bác sĩ không ngại khó khăn và hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều trong công tác điều trị. Đà Nẵng bây giờ đang rất cần sự “chia lửa” như vậy để tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ y – bác sĩ” – bác sĩ Út nói.
Bác sĩ Trần Sỹ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, cho biết hiện đã có hơn 200 y – bác sĩ từ nhân lực sẵn có của trung tâm này và các trung tâm y tế khác trên địa bàn có mặt tại b.ệnh viện dã chiến để sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân. Các y – bác sĩ đều đã có sự chuẩn bị và hoàn toàn sẵn sàng bước vào cuộc chiến, dốc hết sức lực để điều trị cho bệnh nhân. Họ cũng chuẩn bị tinh thần để trực chiến suốt tại bệnh viện cho đến khi nào b.ệnh nhân cuối cùng ra viện. Đây là lúc Đà Nẵng cần sự chi viện về tất cả mọi mặt, về chuyên môn, trang thiết bị và nhất là tinh thần.
Chung tay…
Tại tỉnh Đắk Lắk, bên trong khu vực cách ly vì vừa trở về từ Đà Nẵng, anh Phạm Tấn Phú Quốc (chủ nhà nghỉ Khánh Vy; quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã viết lên trang Facebook: “Thấy mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều y – bác sĩ trong khu cách ly ngoài giờ làm việc phải nằm vội ra nền đất, tôi đã nghĩ rằng mình có thể dùng nhà nghỉ của mình để phục vụ cho các y – bác sĩ. Để họ có được những giây phút nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất nhằm lấy lại sức khỏe mà phục vụ bệnh nhân”. Từ chia sẻ trên trang cá nhân của anh, Bệnh viện C Đà Nẵng đã liên hệ để họ được gửi hơn 30 y – bác sĩ làm nơi cách ly để nghỉ ngơi tại nhà nghỉ sau những giờ làm việc căng thẳng trong b.ệnh viện.
Ông Phạm Lê Vân Long (chủ một nhà hàng ở Đà Nẵng) đăng ký nấu hàng trăm suất cơm nóng, mong muốn gửi đến các y – bác sĩ B.ệnh viện Đà Nẵng một bữa ăn ngon, bảo đảm an toàn thực phẩm. “Chúng tôi mong được hỗ trợ mỗi ngày 800 suất cơm cho đến khi dỡ lệnh cách ly ở b.ệnh viện. Cơm cho người ở đầu chiến tuyến, không chỉ ngon, mà phải bảo đảm an toàn phòng dịch. Chính anh bếp trưởng cũng đã tình nguyện hạn chế tiếp xúc với mọi người, để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như an toàn cho từng suất cơm anh ấy nêm nếm” – ông Long tâm sự.
Để chia lửa cho các bệnh viện bị phong tỏa, bác sĩ Trần Hùng, Giám đốc Bệnh viện Gia đình Đà Nẵng, đã có quyết định táo bạo, xin được tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo bác sĩ Hùng, để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho người dân, bệnh viện này đã phân luồng điều trị, tiếp nhận cả bệnh nhân có dấu hiệu ho, sốt. “Trong khi 3 bệnh viện lớn đều đã bị phong tỏa, dẫu biết tiếp nhận những ca này có nhiều rủi ro, đặc biệt là với một b.ệnh viện tư nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng tiếp lửa, bởi cốt yếu là làm thế nào cho Đà Nẵng khống chế được dịch bệnh là chúng tôi mừng” – bác sĩ Hùng trải lòng.
Tâm sự từ bên trong bệnh viện
Ở Đà Nẵng những ngày này, mỗi sớm thức giấc, thấy người thân được bình an là một điều hạnh phúc. Đổi lấy giấc ngủ ngon của mọi người, là vô vàn hy sinh của đội ngũ y – bác sĩ đang trực ch.iến tại b.ệnh viện: vợ chồng xa cách, trẻ con mong ngóng cha, mẹ trở về sau những ngày phong tỏa. Trong Bệnh viện Đà Nẵng, mỗi ngày, y – bác sĩ gần như phải làm việc 24/24. Việc của họ lúc này là vừa chăm sóc vừa điều trị và vừa là người nhà của bệnh nhân, bởi toàn bộ người nhà bên trong b.ệnh viện này đều đã được đưa ra khu cách ly bên ngoài.
Trực c.hiến suốt trong bệnh viện từ khi phong tỏa từ ngày 26-7 đến nay, nữ điều dưỡng Thái Thu Hà (Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết không khí làm việc tại b.ệnh viện luôn khẩn trương. Các y – bác sĩ làm việc cả ngày lẫn đêm. Bản thân đang mang bầu nhưng nữ điều dưỡng này vẫn giữ một tinh thần lạc quan. “Trong viện bây giờ không ai đẹp hơn ai, mỗi người đều khoác trên mình chiếc áo phủ từ đầu tới chân và những giọt mồ hôi thấm ướt cả người vì nóng. Mỗi y – bác sĩ cũng không có cơ hội được nằm trên giường mà phải chia khu vực và ngả lưng trên nền đất để nghỉ ngơi. Nhưng dường như không ai thấy vất vả cả. Chúng tôi luôn dặn nhau, hãy cười mỗi ngày để có thể đẩy lùi Covid-19” – điều dưỡng Hà tâm sự.
Làm việc trong khu đ.iều trị cho b.ệnh nhân mắc Covid-19, nhiều nữ điều dưỡng, bác sĩ ở B.ệnh viện Phổi, Bệnh viện Đà Nẵng đã cắt phăng mái tóc dài – thứ “tài sản” quý giá của phái đẹp để toàn tâm cứu chữa người bệnh. Ngay khi được B.ệnh viện Đà Nẵng huy động đến hỗ trợ Bệnh viện Phổi, nữ điều dưỡng Nguyễn Thu Thảo cắt tóc, rồi giữ búi tóc dài, đẹp của mình làm kỷ niệm: “Tóc ngắn rồi sẽ dài nhanh thôi, cứu người mới là điều quan trọng!”.
Vẫn đang làm nhiệm vụ bên trong Bệnh viện Đà Nẵng, bác sĩ Trần Thị Khánh Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, nhờ phóng viên gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người. Nhiều ngày qua, bác sĩ Ngọc cùng gần 50 nhân viên khác trong đội hậu cần B.ệnh viện Đà Nẵng đã cố gắng hết sức để điều hành công việc, từ ăn uống, bảo đảm vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, đến trang thiết bị, chỗ ăn ngủ cho mọi người bên trong.
“Tuy nhiên, trong bệnh viện không chỉ có nỗi lo và căng thẳng. Niềm vui đến là khi thấy b.ệnh nhân mình dần khỏe, là đọc được những lời chúc dán trên các gói quà gửi vào đây. Tôi vẫn động viên anh chị em cố gắng, vì cả xã hội đang đứng ngay phía sau, sẵn sàng trợ lực khi chúng tôi cần. Những món quà, cùng lời chúc của cộng đồng gửi vào đây, chúng tôi đều trân quý. Mong rằng mọi người sẽ chân cứng đá mềm. Chúng ta nhất định cùng nhau đi qua đại dịch” – bác sĩ Ngọc xúc động.
Ngành ngân hàng ủng hộ 25 tỉ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31-7 cho biết đã vận động 5 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) hỗ trợ tổng cộng 25 tỉ đồng (mỗi ngân hàng hỗ trợ 5 tỉ đồng) cho TP Đà Nẵng để mua sinh phẩm chẩn đoán Covid-19.
Vingroup hỗ trợ 100 máy thở
Chiều 31-7, đại diện Tập đoàn Vingroup đã hỗ trợ khẩn cấp cho TP Đà Nẵng 100 máy thở x.âm nh.ập Vsmart VFS 510. Các máy thở được trao tặng là máy thở xâm nhập Vsmart VFS-510 do Vingroup phát triển dựa trên mẫu máy thở PB560 của hãng Medtronic (Mỹ). Vingroup sẵn sàng cho mượn trang thiết bị y tế và điều động nhân lực từ hệ thống bệnh viện Vinmec để hỗ trợ b.ệnh viện dã ch.iến đang thành lập tại Đà Nẵng.
Chiều cùng ngày, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) đã trao 1,5 tỉ đồng hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn cho Ủy ban MTTQ TP Đà Nẵng. Bia Larue đã ủng hộ 1 tỉ đồng thông qua Ủy ban MTTQ TP Đà Nẵng và 1 tỉ đồng thông qua Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét