Cách đây 3 năm, giáo sư Ngô Bảo Châu viết lên trang cá nhân: "Có quý mến ai thì mong họ sớm thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta". Dòng trạng thái của vị giáo sư từng đoạt huy chương Fields nhắm trực tiếp tới chủ tịch Hồ Chí Minh ở câu nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Ý của vị giáo sư là chúng ta đừng nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh nữa, hãy lãng quên cái tên này đi. Nhưng, mình nghĩ là mong muốn chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi ấy, là nguyện vọng của toàn dân, thể hiện tinh thần "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "uống nước nhớ nguồn". Bất cứ một người Việt Nam nào khi sinh ra, đều phải biết ơn cha mẹ, dòng họ, các vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử, những người có công dựng nước, giữ nước - trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên mạng, có quá nhiều những thông tin sai sự thực về Nguyễn Ái Quốc, thậm chí những thông tin này còn có mang tính dắt mũi, sặc mùi quy chụp. Một số người còn đặt một số giả thuyết về việc thực chất Hồ Chủ Tịch đã mất trước đó, Hồ Chủ Tịch sau năm 1945 là do một thanh niên Trung Quốc cài vào, rồi lấy tấm ảnh của Nguyễn Ái Quốc năm 20 tuổi đi so với khuôn mặt của Hồ Chủ Tịch lúc 46 tuổi rồi kết luận: "Do Trung Cộng cài vào".
Mà kể cũng lạ, một thanh niên Trung Quốc mà thuộc làu tiếng Việt kiểu giọng Nghệ An, thông thuộc cả tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Thái... thì nghe có vẻ rất hư cấu.
Thậm chí, có nhiều kẻ đổ vấy rằng hình ảnh của Bác khi xuất hiện trên khán đài Việt Nam khiến cho đội tuyển Việt Nam thường gặp các kết quả bất lợi.
Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều những luận điệu xuyên tạc về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, mà tất cả những luận điệu ấy, đều là võ đoán, dựa trên sự bịa đặt, được viết lên bởi những cá nhân chống đối Tổ Quốc. Đôi khi, mình cũng tra những thông tin như vậy, rồi thử tìm kiếm bằng chứng, nhưng rốt cuộc, cái phe mà tự nhận là "trung lập lịch sử" hay "đi tìm sự thực" đó chẳng hề trưng bày ra thứ được gọi bằng chứng đáng tin cậy.
Mục đích của những việc đó là muốn hạ thấp hình ảnh của Bác, làm giảm uy tín của Bác với nhân dân trong thời điểm hiện tại. Đây là khởi nguồn của thứ chủ nghĩa xét lại lịch sử, bôi đen vào những vị anh hùng tiền nhân. Những kẻ luôn giảng giải về một thứ gọi là trung lập lịch sử, nhưng lại sống đầy hoài nghi và tin vào những điều dối trá và vô căn cứ.
Những người ấy bảo, yêu Tổ Quốc không đồng nghĩa với yêu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nghe qua có vẻ đúng nhỉ? Nhưng rõ ràng, trong khi hầu hết người dân Việt Nam coi Hồ Chủ Tịch như một vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn trong việc giải phóng dân tộc, đặt nền móng cho nhà nước Việt Nam, thì có một số cá nhân lại bắt đầu đi vào một quá trình xét lại vô căn cứ, đi vào việc đả kích cá nhân, nhằm hạ bệ hình ảnh của Bác trong nhân dân. Thực ra, những vị này không cần phải yêu quý chủ tịch Hồ Chí Minh, thậm chí họ có thể ghét bỏ, cũng chẳng sao. Nhưng thiết nghĩ là họ cần giữ trong lòng, mở miệng ra xúc phạm những nhân vật lịch sử, có công lao to lớn với Tổ Quốc như Bác Hồ, tướng Giáp thì không còn một từ ngữ nào có thể biện minh được.
Người dân Việt Nam coi chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại, nếu những người nào có tư tưởng xét lại, vấy bẩn chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là đi ngược lại lợi ích, tư tưởng dân tộc, trực tiếp đối đầu với mưu cầu gần trăm triệu người dân.
"Dân không thờ sai ai bao giờ".
Dân tộc Việt Nam muốn Bác sống mãi, "sống" ở đây mang hàm ý những di sản, tư tưởng, công lao. Bây giờ, đến nhà một người thân, bảo rằng, thôi đừng thờ cúng làm gì nữa, để cho họ luân hồi thì xác định bị ăn đòn. Đây không còn chỉ là việc xúc phạm Bác, mà còn xúc phạm tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên.
Mỗi một dòng tộc đều có trưởng họ. Mỗi một gia đình đều có một người đứng đầu làm trụ cột. Quốc gia nào cũng có người lập nước, như với Mông Cổ thì là Thành Cát Tư Hãn, như với Mỹ thì là Washington chẳng hạn, hay với Anh Quốc hiện tại, nữ hoàng Elizabeth II là hiện thân của Hoàng gia Anh. Những lãnh tụ, hay vĩ nhân, đều là người trần mắt thịt, đều có những điểm chưa được. Ngay đến của Hồ Chủ Tịch, cũng dặn hậu thế rằng đừng học tật hút thuốc và không lấy vợ.
Nhưng xét về công lao, những gì mà họ làm được, là không thể chối bỏ và càng không thể xem thường được. Nếu dân tộc đó nghèo hèn, đói khổ, thậm chí bị hủy diệt và biến mất trên bản đồ thế giới, thì càng không thể trách cứ họ hay xét lại họ. Mặc dù có thể một số người không ưa họ, nhưng phải hiểu rằng tại sao có rất rất nhiều người khác suy tôn họ, chắc chắn là phải có lý do.
Hiện tại, dù tự do là vậy nhưng Nhật Hoàng vẫn được người dân Nhật Bản tôn sùng, hay như hình ảnh nữ hoàng Elizabeth II vẫn được coi là đại diện cho Hoàng gia Anh ở hơn chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Nelson Mandela là một vị lãnh tụ tối cao của nhân dân Nam Phi trong việc yêu cầu quyền bình đẳng chủng tộc. Hay chẳng nói đâu xa, ở đất nước Thái Lan, vua Thái Lan cũng hết mực được tôn sùng, hoặc ở Trung Đông, những lãnh tụ hồi giáo đều đóng vai trò cực lớn tại đất nước của họ. Như blogger Trương Huy San nói: "Lãnh tụ là nhu cầu của những người mang tâm thế nô lệ" - mình nghĩ một vài ví dụ ở những quốc gia kể tên trên, chắc họ đều không mang tâm thế nô lệ đâu.
Và ở những quốc gia như thế, khi bạn chống đối những con người ở vị thế "bất khả xâm phạm" như vậy, bạn chắc chắn sẽ là kẻ thù của của đất nước họ, miễn bàn cãi.
Nhận xét
Đăng nhận xét