Việt Nam lặng lẽ nâng cấp các cơ sở của mình tại Quần đảo Trường Sa, mặc dù dường như không gặp phải phản ứng tương tự từ lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc như Philippin đã phải đối mặt gần đây. Việt Nam chiếm 49 tiền đồn trải rộng khắp 27 thực thể trong vùng lân cận của Quần đảo Trường Sa. Trong số 27 thực thể đó, chỉ có 10 thực thể có thể được gọi là đảo nhỏ, trong khi phần còn lại chủ yếu là các rặng đá và bãi đá dưới nước.
Ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa, Việt Nam xây dựng hai cơ sở thông tin liên lạc, truyền tín hiệu; và xây một cụm các tòa nhà trên khu đất mới bồi đắp, dọc theo bến cảng nhân tạo; xây một khu thể thao gần tòa nhà hành chính trên đảo. Nhiều tòa nhà được lắp các tấm pin mặt trời, theo AMTI.
Để bảo vệ toàn bộ vùng đất mới được hình thành này khỏi nước dâng khi có bão, Việt Nam đã đào một loạt các kênh thoát nước phức tạp dọc theo rìa đảo.
Ở phía Tây Nam các rạn đá và đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa Việt Nam đã xây dựng 14 tiền đồn trong khu vực này, nơi được gọi là các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghệ.
Trước 2014: Việt Nam bồi đắp thêm 6 mẫu đất trên rạn Phan Vinh (Pearson Reef).
2015- 2016 : Mở rộng đường băng ở đảo Trường Sa từ 750m ban đầu lên đến 1.300m, và xây một bến cảng.
Tổng cộng, Việt Nam đã tạo thêm khoảng 40 mẫu đất tại đảo Trường Sa thông qua nạo vét một phần rạn san hô bao quanh đảo rồi san lấp bằng cát.
Quá trình này được cho là tốn nhiều thời gian hơn và ít gây hại cho môi trường hơn so với các phương pháp nạo vét và san lấp quy mô công nghiệp của Trung Quốc tại Trường Sa, nhưng vẫn là phá hủy rạn san hô có chủ ý, AMTI cho hay.
Từ 2016: Tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất trên rạn Phan Vinh, bao gồm xây dựng sân bay trực thăng, lắp các tấm pin mặt trời và trồng thảm thực vật trên các khu đất mới.
Từ 2017: Kể từ năm 2017, Việt Nam đã hoàn thiện nốt các đầu cuối đường băng. Vào giữa năm đó, đã hoàn thành hai tập hợp nhà chứa máy bay lớn ở hai đầu cuối đường băng. Bốn nhà chứa máy bay này có khả năng lớn nhằm để chứa máy bay giám sát hàng hải PZL M28B và các máy bay vận tải CASA C-295 của Việt Nam hoặc các phương tiện khác trong tương lai.
Việt Nam cho lắp một radar lớn trên đỉnh một tòa nhà ở phía tây của rạn Phan Vinh, cho thấy sự cải thiện về tín hiệu hoặc khả năng liên lạc. Việc trồng cây xanh trên các khu vực bãi đất mới, có lẽ để tránh xói mòn, cũng đã hoàn tất.
Một cụm các tòa nhà được xây dựng trên khu vực lấp đất mới dọc theo cảng nhân tạo của quần đảo. Nhiều trong số đó được phủ các tấm năng lượng mặt trời trên đỉnh, và một sân thể thao mới đã được xây dựng cùng với tòa nhà hành chính chủ chốt của đảo, nơi cũng đã nhận được các tấm năng lượng mặt trời mới. Để bảo vệ tất cả vùng đất mới hình thành này khỏi nước dâng do bão, Việt Nam đã đào một loạt các kênh thoát nước phức tạp dọc theo các cạnh của quần đảo-một đặc điểm có thể nhìn thấy trên một số khu vực chiếm đóng khác được mở rộng ở Trường Sa.
Việt Nam cũng tiến hành mở rộng Đá Nam và Đá Núi Thị (Petley và South Reefs).
Việt Nam còn xây thêm các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghiệp ở Bãi Phúc Tần (Prince of Wales) và Bãi cạn Quế Đường (Grainger Banks) và một sân bay trực thăng lớn.
Ở phía tây nam của bãi đá và các đảo nhỏ của Trường Sa là sáu bãi đá dưới nước mà Việt Nam coi là một phần của thềm lục địa, nhưng được Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố là một phần của quần đảo Nansha (bao gồm nhưng không giới hạn ở Trường Sa). Việt Nam đã xây dựng 14 tiền đồn trong khu vực này, gọi là “các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học, và công nghệ,” hoặc Dịch vụ-Khoa (DK1). Các bãi đá ngầm này được bao quanh bởi các khối dầu và khí mà Việt Nam đã cấp phép khai thác cho các công ty năng lượng nước ngoài bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Kể từ giữa năm 2017, bốn trong số các giàn khoan DK1 trên Bãi Phúc Tần và Bãi Quế Đường đã được mở rộng với việc lắp đặt cấu trúc nhiều tầng thứ hai và sân bay trực thăng lớn hơn. Chúng cùng với tám giàn khoan khác đã được mở rộng trong thời gian từ năm 2016 đến 2017.
source: Nguyễn Ngọc Hướng
Nhận xét
Đăng nhận xét