CHỦ NGHĨA DÂN TÚY & MÁU ĐỔ TẠI ĐỒNG TÂM

Chủ nghĩa dân túy là khái niệm thuộc phạm trù chính trị học, xã hội học và được ra đời vào cuối thế kỷ 19. Khởi nguồn của chủ nghĩa dân túy bắt nguồn từ việc xung đột lợi ích giữa phe Dân Chủ tại các vùng nông thôn và phe Cộng Hòa cư ngụ tại các đô thị lớn tại Hoa Kỳ, giữa phe cánh tả và cánh hữu tại Pháp và phe trí thức tại Nga tự hạ thấp các mưu cầu giai cấp của các tầng lớp khác và về phe nông dân, công nhân.
Cách hiểu đơn giản nhất về chủ nghĩa dân túy mà không cần dài dòng đó là việc một số thành phần chính trị muốn nhận được sự ủng hộ của một phe quần chúng nhất định để mưu cầu quyền lực. Việc tận dụng này có 2 mặt xấu xí. Thứ nhất đó là việc lấy quan điểm, nhu cầu một nhóm hoặc một phe phái để làm quan điểm, nhu cầu cho toàn thể xã hội. Thứ hai là đó thường là các quan điểm mâu thuẫn với lợi ích chung nhất của toàn xã hội, lấy mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn, lấy cá thể đánh giá toàn thể.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'CSCD'
Những năm đầu thế kỷ 20, có một số học giả đặt chủ nghĩa dân túy gần với chủ nghĩa cộng sản. Tới những năm 40, các học giả thường lấy chủ nghĩa dân túy để chỉ các các phong trào phát xít, dân tộc cực hữu, phong trào cộng sản tại một số các quốc gia như Pháp, Đức, Đông Âu, Nam Mỹ. Các học giả nổ ra việc tranh cãi về hai hướng đối nghịch của chủ nghĩa dân túy, đó là việc chủ nghĩa dân túy góp phần bảo vệ lợi ích của một nhóm người thiểu số trong xã hội nhưng ngược lại, nó đe dọa đến lợi ích của các nhóm người khác. Chủ nghĩa dân túy đe dọa sự tồn vong của sở hữu tài sản và chủ nghĩa quyền lực, nhưng phe tư sản lại không coi đó như một điều đe dọa như chủ nghĩa cộng sản, phe cánh tư sản tận dụng chủ nghĩa dân túy làm bàn đạp phục vụ nhu cầu chính trị, chi phối thể chế và quyền lực.
Cũng cùng thời điểm, người ta thường đặt chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân túy ở chung một khái niệm bao quát chỉ những chủ nghĩa của những nhóm yếu thế thiểu số, nhưng Nguyễn Ái Quốc, đã lồng ghép yếu tố chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân túy kết hợp với chủ nghĩa dân tộc. Chính điều này đã tạo thành một hệ tư tưởng “dày”. Điều này được Cas Mudde, giáo sư của Đại học Georgia tái khẳng định, hệ tư tưởng “dày” là hệ tư tưởng bao hàm những khái niệm rộng mở hơn, như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống bá quyền, chống phân biệt chủng tộc.
Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy được khai màn, cụm từ này đã bị các nhóm lợi ích lợi dụng, chủ nghĩa dân túy không thể từ một khái niệm trở thành một hệ tư tưởng, một biểu mẫu cho hành động xã hội vì tính rủi ro, thiếu đồng thuận xã hội và gây mâu thuẫn xã hội lớn. Ngay đến chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản, hai thứ ghét nhau như chó với mèo này đều có mẫu số chung là không tán thành về chủ nghĩa dân túy.
Vụ Đồng Tâm có thể được tóm tắt như sau, những năm 2015 - 2016, Bộ Quốc phòng sẽ quy hoạch sân bay Miếu Môn trên nền cũ đang bị treo để trở thành sân bay chiến lược bảo vệ Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Năm 2017, 38 người bị một bộ phận dân cư Đồng Tâm bị bắt giữ, bao gồm các nhà báo, chiến sĩ cảnh sảnh sát và một số người làm trong công tác dân vận, việc này được cho rằng để “đáp lễ” lại việc bắt giữ 4 người chống đối trước đó của bên chính quyền.
Sân bay Miếu Môn có diện tích xây dựng khoảng 236ha, nằm ở địa bàn 4 xã thuộc 2 huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, trong đó có một phần diện tích tại Đồng Tâm. Điều đáng chú ý, mặt bằng của 14 hộ dân nằm trong quy hoạch sân bay tại Đồng Tâm sẽ được bàn giao và các họ dân đều đồng ý với việc đền bù, sẵn sàng di dời để nhượng lại cho quân đội. Đại diện của 14 hộ dân sinh sống trực tiếp liên quan đến sân bay Miếu Môn tại Đồng Tâm từ những năm 1980 khẳng định lưu giữ xác nhận đất quốc phòng từ thời điểm đó và họ đã đồng ý bàn giao đất, nhận tiền đền bù.
Vậy điều này đặt ra 2 câu hỏi rất lớn, Lê Đình Kính và những thành phần liên quan đang kiện cáo và phản đối vấn đề gì khi họ không có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực đó? Câu hỏi thứ 2, tại sao quy hoạch nằm ở 4 xã mà chỉ có một bộ phận tại Đồng Tâm có mâu thuẫn với chính quyền trong khi diện tích quy hoạch tại Đồng Tâm không hề cao so với 3 khu vực xã còn lại?

VTrong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bảnụ việc Đồng Tâm, một lần nữa đánh một hồi chuông quá muộn, quá đau thương về chủ nghĩa dân túy. Một số đại biểu quốc hội như Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng đã có những cái hiểu không hề đầy đủ về vụ việc và có những phát ngôn đậm chất “dân túy”, ngay đến việc Chủ tịch Chung xuất hiện và giải quyết vụ việc bằng “những cái bắt tay” đã khiến cho vụ việc này, cứ mãi mãi trở thành một điểm đen ở phía ngoại ô Hà Nội trong 2 năm qua.
Về bản chất vụ việc, vụ Đồng Tâm và vụ vườn rau Lộc Hưng có tính chất khá tương đồng, một nhóm người lấn chiếm đất đai kèm theo sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vụ lợi của nhiều lãnh đạo xã - những ông vua con trong xã hội đương thời đã đẩy Nhà nước và chính quyền vào tình thế khó xử lý. Tại Việt Nam, việc lấn chiếm đất đai đã trở thành một vấn nạn, đây là một sự việc theo đúng cụm từ “xưa cũ” dân gian, quan tham. Luận điểm của phe Đồng Tâm, Lộc Hưng có thể nói đơn giản thế này, họ đã ở đó từ rất lâu rồi và việc thu hồi đất là sai, nhưng khi phe chính quyền đưa ra giấy tờ và hình ảnh chứng minh họ lấn chiếm mới đây thì bắt đầu: “Cào l ăn vạ”. Xin đừng nhầm lẫn với vụ Thủ Thiêm, đây là hành vi lợi ích nhóm của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, mới đây, cựu bí thư Lê Thanh Hải đã chuẩn bị vào “lò” vì những sai phạm tại Thủ Thiêm.
Mình nhớ đến câu nói của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: “Hà Nội đã thanh toán tiền cơm cho nhân dân Đồng Tâm chưa (?). Câu từ này rất thâm hiểm, vì nó đánh đồng việc bắt giữ người trái pháp luật của một bộ phận dân cư Đồng Tâm, “hợp thức hóa” sai phạm, phủ định việc trấn áp tội phạm của những người thực thi pháp luật, gián tiếp tước đi quyền lợi và nghĩa vụ thực thi pháp luật của các bộ phận nhiệm vụ. Giờ đây, chính những người “nuôi cán bộ” đấy lại là những người đã tiếp tay kháng cự, nã súng, ném mìn vào các chiến sĩ. Máu của các chiến sĩ, mạng sống của họ, ai “giữ” đây hả ông.
Nền dân chủ tự do được hình thành từ hai khái niệm: dung hòa lợi ích của các nhóm thiểu số và nguyên tắc pháp quyền. Còn chủ nghĩa dân túy lại chính là điều đe dọa đến nền dân chủ tự do, theo Mudde, các học giả đều ghét chủ nghĩa dân túy vì nó cho rằng người dân luôn đúng. Trong khi thực tế đã luôn chứng minh điều này không thể đạt được. Jan-Werner Müller, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Princeton, nghĩ rằng các nhà dân túy được xác định bởi tuyên bố của họ rằng chỉ có họ đại diện cho nhân dân, và rằng tất cả những nhóm khác là bất hợp pháp.
Giữa thời bình, máu đỏ đổ xuống vì sự dân túy của những người đại diện cho nhân dân, gián tiếp tiếp tay cho thứ chủ nghĩa kệch cỡm ba lăng nhăng mang tên "dân túy", dung túng cho những "ngu dân".
"Không thể để một đồng chí áo sơ mi trắng tươi cười xuống vỗ về và hứa vung lên những điều trái luật nuôi mầm loạn một lần nữa." - Nhà báo Gia Hiền.

Nhận xét