Các anh, chị, em nào còn chưa rõ, chưa hiểu về việc xử phạt xe chính chủ, thì ad xin trích nguyên văn 01 số điểm có liên quan để mọi người nắm nhé. Chứ không lại lên mạng chém gió bậy bạ, bị người ta nói dân trí thấp thì lại tự ái 😌
Theo quy định tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ được quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”
Trước đây, Nghị định 46/2016/NĐ-CP chỉ xử phạt hành vi trên ở mức 1.000.000 – 2.000.000 đồng và 2.000.000 đồng – 4.000.000 nếu chủ xe ô tô là cá nhân hoặc tổ chức; xử phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng và 200.000 đồng – 400.000 đồng nếu chủ xe máy là cá nhân hoặc tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên, kể từ ngày 01/01/2020 nếu chủ phương tiện mô tô, ô tô và các loại xe tương tự khi có phát sinh giao dịch như mua bán, tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà không thực hiện việc đăng ký sang tên xe thì sẽ bị phạt tiền theo các mức tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định:
“10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.” (NHỚ KỸ DÒNG NÀY NHÉ CÁC THÁNH ‼️‼️‼️)
••• Điều đó có nghĩa hành vi không đăng ký sang tên xe chỉ được phát hiện thông qua điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe. Do đó, trường hợp đi xe do mượn, do thuê... thì không có quy định xử phạt, Cảnh sát giao thông (CSGT) cũng sẽ không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.
••• Tóm lại, việc xử phạt xe không chính chủ chỉ áp dụng với đối tượng là chủ sở hữu thực sự của phương tiện, và việc xác minh hành vi này chỉ được thực hiện qua 02 phương thức là điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe. Đối với các trường hợp người thân thích, vợ chồng, anh chị em, họ hàng hoặc bạn bè,… mượn xe để sử dụng thì không bị xử phạt và CSGT cũng không được dừng xe để xử phạt hành vi này.
Theo Luật VN
Nhận xét
Đăng nhận xét