Cái nghèo là nguyên nhân, chứ không quy định cách thức ra đi của ai đó!

Mõ Làng 

Mọi so sánh đều khập khiễng nhưng có một cái có thể tin được là những con số hiện thực vốn dĩ không biết nói dối. Nó phản ánh gần như chân thực, sát đúng những điều nó được tin tưởng gửi gắm và giao phó. 
Với cái tâm thức muôn đời đúng đó, Mõ đã hoàn toàn tin rằng, những người Việt mình nếu có ra nước ngoài mưu sinh thì không hẳn là do nước mình nghèo hay đang được lãnh đạo, quản lý bằng thể chế chính trị do Đảng Cộng sản lập nên...


Theo đó, từ fbker Hồ Ngọc Thắng đã dẫn về con số người Đức ra đi hàng năm và những khảo sát bên lề chuyện này tại Đức, quốc gia trụ cột của EU và cũng là đầu tàu của nền kinh tế Âu Châu giàu có: "Theo con số chính thức trong quãng thời gian từ 1991 đến 2015 có 3.287.717 người Đức ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Dưới đây là con số tính theo theo từng năm:


1991: 98.915, 1992: 782.071, 1993: 104.653, 1994: 138.280, 1995: 130.672, 1996: 118.430, 1997: 109.903, 1998: 116.403, 1999: 116.410, 2000: 111.244, 2001: 109.507, 2002: 117.683, 2003: 127.267, 2004: 150.667, 2005: 144.815, 2006: 155.290, 2007: 161.105, 2008: 174.759, 2009: 154.988, 2010: 141.000, 2011: 140.132, 2012: 133.232, 2013: 140.282, 2014: 148.636, 2015: 138.273. Con số trung bình mỗi năm: 131.509. Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Wanderungsbilanz…". 

Về lí do khiến những người Đức ra đi, theo Fbker này kết quả khảo sát từ Tạp chí văn hóa chính trị Cicero ở Berlin cho biết: “Theo Văn phòng Thống kê Liên bang, gần một triệu người Đức đã quay lưng lại với Đức kể từ năm 2001. Mỗi năm, số người ra đi bằng dân số một thành phố như Wurzburg hoặc Potsdam, Heidelberg hoặc Osnabrück.

Phát hiện quan trọng nhất: 68 phần trăm số người được hỏi mong đợi một công việc tốt hơn và kiếm nhiều tiền hơn ở nước ngoài. 38 phần trăm nói rằng gánh nặng thuế cao là một lý do để rời khỏi đất nước, 31 phần trăm cảm thấy bị làm phiền bởi bộ máy quan liêu.

Độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Họ là các bác sĩ và kỹ sư trẻ, các nhà khoa học và công nhân lành nghề, thợ thủ công, kỹ thuật viên và nhà cung cấp dịch vụ đầy tham vọng. Theo OECD, hiện tại không có nhà nước nào khác mất nhiều người tốt nghiệp đại học như thế.” Nguồn: https://www.cicero.de/wirtschaft/die-elite-sieht-rot/39028". 


Đó là những con số được nói ra và như thế con số người Đức chọn con đường ra đi hàng năm không phải là nhỏ. Và điều dễ thấy là không thể đổ lỗi cho nước Đức nghèo bởi đó là điều hết sức kỳ cục. 

Quay lại với việc công dân VN ra nước ngoài mưu sinh, chuyện nghèo thì xem như đã quá rõ, không cần bàn cãi nhưng sẽ là khó hiểu và thiếu thiện chí nếu nói rằng: Vì cái nghèo mà con em nước Việt mình sẵn sàng lăn xả, bất chấp cái chết để đến được với những miền đất hứa! Rằng họ là những người chán ghét chế độ... Bởi: 

1. Thực tế có nhiều hơn một con đường để đến được với những miền đất này nhưng vì những lí do khác nhau nên họ đã chọn những lối đi có phần mạo hiểm như thế. Vì vậy, không thể đổ thừa cho sự mạo hiểm kia là do cái nghèo trong khi nghèo chỉ là nguyên nhân của sự ra đi chứ không liên quan và quy định cái cách thức ra đi.

2. Chưa có ai khi ra đi tuyên bố rằng, họ chán ghét chế độ hay vì những lí do tương tự. Thực tế thì số ra đi do chán ghét không đồng tình với chế độ ra đi sướng hơn nhiều; họ được đám quan thầy bên ngoài lo lót và xin được ra đi bằng những con đường hợp pháp chứ không phải đi chui, bất hợp pháp như những người ra đi vì cái nghèo, ra đi để thay đổi và ra đi để trở về kia... 

Ai cũng có một quê hương, là cái nơi để về. Đi là để trở về, đi là để làm giàu hơn cho tương lai và làm cho phía trước bớt khốn khó... Cái nghèo vì thế là động cơ, là nguyên nhân nhưng điều đó không khiến chúng ta mạo hiểm để thoát khỏi sự nghèo... Mọi cách đốt cháy giai đoạn, hay đi ngược cái quy luật thường tình luôn khiến chúng ta phải trả những cái giá cực đắt, kể cả việc mất đi sinh mạng của chính mình! 

Nhận xét