Nhiều người ở trong nước lầm tưởng, các „nhà hoạt động dân chủ“ sẽ được hưởng thụ cuộc sống sung túc ở trời Tây mà không phải „chân lấm tay bùn“. Nhưng thực tế rất phũ phàng và nhiều người trong cuộc không thích nói, nếu nói ra cũng chỉ để kêu gọi hổ trợ.
Nỗi thất vọng lớn nhất mà các „nhà hoạt động“ sau khi họ đặt chân đến „thiên đường“ nhanh chóng nhận thấy là cái thời „hoàng kim“ của họ đã vĩnh viễn trôi qua và cái giá cho một chuyến đi Tây không có vé khứ hồi thực sự quá đắt. Trước đó, cái thời „hoàng kim“ của họ chủ yếu được các cá nhân và tổ chức có tư tưởng chống lại Đảng và Chính phủ Việt Nam xây dựng lên. Có nhiều lý do và hoàn cảnh rất khác nhau để các „nhà hoạt động“ rơi vào bẫy của các thế lực ở nước ngoài. Nhưng có một điểm chung: Bằng các thủ đoạn tinh vi, các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài thực hiện các bước có thể gọi là „thôi miên“ để dẫn con mồi vào bẫy và cuối cùng nắm khả năng điều khiển họ cả về suy nghĩ và trong hành động. Nhiệm vụ được giao cho con mồi là tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ Việt Nam, trong một số ít dùng bạo lực và vũ khí để tiến hành các hành động khủng bố.
Trước khi được „bốc đi“, thông thường có những cuộc vận động của các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài nhằm gây áp lực với chính quyền của nước sở tại trong việc tiếp nhận vì „lý do nhân đạo“. Đôi khi „nhà hoạt động“ đang ngồi tù được trao “giải thưởng nhân quyền”. Một thí dụ điển hình là CHLB Đức, trong quá khứ đã xảy ra tình trạng lạm phát “giải thưởng nhân quyền”. Việc trao giải thưởng trước tiên để nhằm đánh bóng tên tuổi, như là một bộ phận của chiến dịch tự quảng bá, cho nên nhiều thành phố, trường đại học, nhà xuất bản … thi đua trao “giải thưởng nhân quyền”. Đặc biệt trong các chiến dịch chạy đua trong dịp bầu cử Quốc hội Liên bang, nhiều dân biểu hành động sôi nổi từ sức ép của “sứ mệnh chính trị” và để tạo sức hút với lá phiếu của cử tri “chống cộng”, bởi vận động trao “giải thưởng” cho cái gọi là „tù nhân lương tâm“ là cơ hội tốt để họ thu hút sự chú ý.
Trước khi được „bốc đi“, thông thường có những cuộc vận động của các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài nhằm gây áp lực với chính quyền của nước sở tại trong việc tiếp nhận vì „lý do nhân đạo“. Đôi khi „nhà hoạt động“ đang ngồi tù được trao “giải thưởng nhân quyền”. Một thí dụ điển hình là CHLB Đức, trong quá khứ đã xảy ra tình trạng lạm phát “giải thưởng nhân quyền”. Việc trao giải thưởng trước tiên để nhằm đánh bóng tên tuổi, như là một bộ phận của chiến dịch tự quảng bá, cho nên nhiều thành phố, trường đại học, nhà xuất bản … thi đua trao “giải thưởng nhân quyền”. Đặc biệt trong các chiến dịch chạy đua trong dịp bầu cử Quốc hội Liên bang, nhiều dân biểu hành động sôi nổi từ sức ép của “sứ mệnh chính trị” và để tạo sức hút với lá phiếu của cử tri “chống cộng”, bởi vận động trao “giải thưởng” cho cái gọi là „tù nhân lương tâm“ là cơ hội tốt để họ thu hút sự chú ý.
Sang đến Đức, các „nhà hoạt động“ đều ngỡ ngàng nhận ra, họ không được hưởng đặc quyền mà có nghĩa vụ, quyền lợi về chế độ an sinh xã hội như mọi thành viên trong xã hội. Điều đó có nghĩa là phải đi làm để tự nuôi mình, nếu làm không đủ ăn thì xin trợ cấp xã hội. Khó khăn lớn nhất mà họ gặp là không nói, hoặc nói tiếng Đức với trình độ „nói bồi“. Đó cũng là lý do để „Người buôn gió“ nhiều năm nay đi buôn hàng hóa, thí dụ mua xoong nồi rẻ tiền ở Ba Lan về Đức bán lại ... Nguyễn Văn Đài, thỉnh thoảng viết bài cho trang Việt ngữ của một số địa chỉ truyền thông với nội dung chủ yếu xuyên tạc và vu khống Việt Nam. Với số tiền nhuận bút đó, anh ta không thể tự nuôi mình chứ chưa nói đến vợ con. Đệ đơn xin trợ cấp xã hội là con đường duy nhất. Nhiều người ở Việt Nam do không nắm rõ vấn đề nên cho rằng, không đi làm mà vẫn có tiền tiêu thì quá sướng. Nhưng nỗi vất vả của người nhận trợ cấp xã hội cũng không nhỏ do các quy định chặt chẽ và sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan cấp trợ cấp xã hội. Hai tiêu chuẩn để quyết định cấp trợ cấp xã hội là Hilfebedürftigkeit (tạm dịch nhu cầu giúp) và Erwerbsfähigkeit (khả năng lao động kiếm tiền). Người nộp đơn phải thường xuyên kê khai tài chính và tài sản, thí dụ tiền có trang tài khoản, xe hơi, đồ trang sức đắt tiền, có khoản thu nhập do đi làm chui … Cộng đồng người Việt đã nghe nhiều về những câu chuyện liên quan đến trợ cấp xã hội: Một số người mất trộm tiền mặt ở nhà vì không gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, nhờ người đứng tên khi mua xe hơi, nhân viên của cơ quan chuyên trách thường xuyên đến kiểm tra nhà … Đó cũng là lý do để tất cả bọn phản động lưu vọng người Việt ở Đức thường xuyên tỏ thái độ ghen ăn tức ở với những doanh nhân người Việt thành công trong kinh doanh và đầu tư lớn ở quê nhà.
Cá nhân tôi, từ nhiều năm nay chứng kiến sự hằn học của bọn vong nô, chúng điên tiết vì tôi là một người khi còn trẻ là chiến sĩ QĐNDVN đã xông pha trận mạc trên chiến trường miền Nam nay lại làm việc trong cơ quan quyền lực trung ương của Nhà nước Đức và nhận khoản lương xấp xỉ quan tòa. Ngoài ra chúng lồng lộn vì tôi, một người rất kiên định trong việc bảo vệ Đảng và Nhà nước Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc và vu khống, hiện nay nhận mức tiền hưu trí có thể đảm bảo một cách tuyệt vời cuộc sống vật chất. Với tư duy và cách hành xử của dân „buôn thúng bán mẹt“, chúng nó đã và đang làm trò hề rẻ tiền và không hề nhận ra, dư luận đang „cười thối mũi“.
Hồ Ngọc Thắng (Việt kiều Đức)
Nhận xét
Đăng nhận xét