Bàn về vụ anh Lưu Bình Nhưỡng trong bài "Quan chức Quốc hội: Nhảy vào lấy không đất của dân, trả chưa đầy 1 bát phở/m2 là quá bất công" đăng trên VTC ngày 30/05/19.
Trước khi đi vào nội dung, phải nói cái tiêu đề bài báo có vấn đề: (1) Pv chỉ phỏng vấn ông Lưu Bình Nhưỡng mà ông này không thể đại diện cho "Quan chức Quốc hội" được. Ông Nhưỡng phát biểu là ý kiến cá nhân ông ta, không phải là ý kiến của Quốc hội. (2) đọc tiêu đề "Quan chức Quốc hội: Nhảy vào lấy không đất của dân, trả chưa đầy 1 bát phở/m2 là quá bất công" làm ta có cảm giác đó là quan chức Quốc hội nhảy vào cướp đất của dân. (3) Lý tính một chút sẽ thấy, câu "Lấy không đất của dân, rồi trả 1 m2 bằng đúng một bát phở" là không ổn. Nó mang màu sắc bịa đặt, vu cáo.
Trước tiên, phải công nhận ông đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói đúng khi cho rằng "việc thu hồi đất hiện nay còn nhiều bất cập, xảy ra tình trạng sai lệch về tư duy khi quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai". Xem ảnh:
Tuy nhiên, sau câu đó, ông Nhưỡng đã sai ở vài điểm sau:
1.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhắc đến vụ Đoàn Văn Vươn ở Hỉa Phòng. Ông nói: "Việc thu hồi đất của người dân hiện còn rất nhiều bất cập. Có những người có hàng nghìn m2, thậm chí nhiều hec-ta. Đất đó chưa được cấp sổ đỏ, nhưng người ta sử dụng từ rất lâu, làm ăn sinh sống trên đất đó, giữ đất đó, đổ mồ hôi xương máu trên đất đó như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng)."
Loại trừ việc báo VTV News nhét chữ vào mồm ông, tôi nghĩ nhiều khả năng câu này là do ông phát biểu. Đọc câu này, ông nói ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng có đất mà chưa được cấp sổ đỏ, sử dụng từ lâu, làm ăn trên đất đó, giữ đất đó, đổ mồ hôi xương máu trên đất đó... mà cuối cùng thì chính quyền thu hồi đất của ông Vươn.
Xin nhắc lại để ông Nhưỡng hiểu rõ, vụ Đoàn Văn Vươn có bản chất khác hẳn. Đất đó không phải của gia đình ông Vươn sinh sống lâu năm hay khai phá... mà là ông Vươn thuê của chính quyền huyện Tiên Lãng. Ông Vương thuê 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn 14 năm, kể từ ngày 4/10/1993.
Nhận xong 21 ha, trong quá trình đắp bờ, Đoàn Văn Vươn đã lấn chiếm thêm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha. Nâng con số lên thành 40,3 ha. Khi phát hiện ông Vươn lấn chiếm thêm ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này (19,3 ha) cho Đoàn Văn Vươn để nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4/10/2007.
Sau 14 năm, lẽ ra phải trả lại đất thuê cả 2 đợt là 40,3 ha cho chính quyền thì Đoàn Văn Vươn vẫn tiếp tục sử đụng lỳ bất chấp nhiều lần chính quyền yêu cầu. Thậm chí chính quyền còn yêu cầu Vươn làm văn bản trả đất rồi tiếp tục được thuê theo đúng quy định của pháp luật. Đáp lại, là thái độ chây ì của ông Vươn.
Sau nhiều lần nhắc nhở, thông báo bất thành, ngày 7/4/2009, tức là sau 2 năm kể từ ngày Vươn hết hạn thuê đất, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên do hết thời hạn sử dụng.
Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng. Sau khi Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 24/11/2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế. Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho Đoàn Văn Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng Đoàn Văn Vươn vẫn không chấp nhận.
Như vậy, ông Lưu Bình Nhưỡng nói nhà ông Vươn có hàng nghìn m2, thậm chí nhiều hec-ta. Đất đó chưa được cấp sổ đỏ, nhưng sử dụng từ rất lâu, làm ăn sinh sống trên đất đó, giữ đất đó, đổ mồ hôi xương máu trên đất đó" là không đúng.
Ông Nhưỡng đã biến một mảnh đất mà ông Vươn thuê của nhà nước 14 năm thành đất nhà ông Vươn khai phá từ lâu đời, chỉ bằng một câu phát biểu. Phát biểu của ông Nhưỡng là gây hiểu sai về bản chất vụ việc và cô tình biến hành động đúng pháp luật của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng thành một bản án oan sai.
2.
Cũng liên quan tới vụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông Nhưỡng yêu cầu định nghĩa lại lấn chiếm đất đai.
Nguyên văn ông Nhưỡng nói: "Cần phải định nghĩa lại đất lấn chiếm trong trường hợp này: Lấn chiếm của ai? Thế nào là đất lấn chiếm? Người ta canh tác khi Nhà nước bỏ hoang. Không thể cho đó là lấn chiếm của Nhà nước.
Khi đã lấn chiếm là phải có ranh, có giới, đất phải có đai. Đất chưa có đai sao gọi là lấn chiếm. Đó là tư duy áp đặt. Về nguyên tắc, Nhà nước không được quyền cướp của người dân bởi người dân là chủ của Nhà nước. Trong luật đất đai có một vấn đề rất nhân văn đó là nếu đất đai được sử dụng ổn định, lâu dài không có tranh chấp trong các thời kỳ thì được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy mà mấy chục năm sau lại đem ra quy hoạch rồi lấy không của người dân, tính ra 1m2 còn chưa đầy 1 bát phở, như thế là rất bất công".
Hehe, ông Nhưỡng lại dân túy rồi. Trước khi giải thích lại cho ông, tôi nghiêm khắc phê bình ông dùng câu "Nhà nước không được quyền cướp của người dân bởi người dân là chủ của Nhà nước". Ông nói vậy, báo đăng lên người ta sẽ hiểu, từ trước đến nay, nhà nước chuyên cướp đất của dân hoặc có quyền cướp đất của dân.
Tôi khá ngạc nhiên là ông Tiên sĩ luật lại phát biểu rằng: "Người ta canh tác khi Nhà nước bỏ hoang. Không thể cho đó là lấn chiếm của Nhà nước". Ý của ông là ông Vươn không lấn chiếm, mà đó là đất ỏ hoang. Mời ông đọc lại phần bên trên của bài viết.
Trở lại vấn đề, ông Nhưỡng sử dụng "con chữ dân dã" để bắt bẻ "ngôn ngữ pháp luật" là không nên, đặc biệt khi ông là Tiến luật. Trong quy định của pháp luật chỉ có từ "lấn đất", "chiếm đất" chữ không có chỗ nào là "lấn đất đai", "chiếm đất đai". Ông thêm vào chữ "đai" là vớ vẩn. Câu ông nói thế này: "Khi đã lấn chiếm là phải có ranh, có giới, đất phải có đai. Đất chưa có đai sao gọi là lấn chiếm". Vậy "đai" là cái có khô gì vậy, nó được văn bản nào định nghĩa hả ông Nghị Nhưỡng?
Thưa ông Nhưỡng, hành vi lấn, chiếm đất bị pháp luật nghiêm cấm và được trình bày cụ thể trong các quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013. Mời ông tự đọc.
Về khái niệm lấn chiếm, trước đây được quy định tại Điều 3 (Giải thích từ ngữ) của Nghị định 105/2009/NĐ-CP. Nhưng này đã có Nghị định 102 thay thế. Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định rõ:
"Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất".
"Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai".
Với định nghĩa đầy đủ rõ ràng trong Nghị định, bạn đọc đã rõ hành vi của Đoàn Văn Vươn là vừa lấn đất (mở rộng diện tích) vừa chiếm đất (trái phép).
Vậy sao một ông Tiến sĩ luật lại không hiểu?
Ông Lưu Bình Nhưỡng ạ, mọi cuộc chơi đều có luật lệ. Làm gì có chuyện tham gia chơi, rồi đến khi thua thì lại đòi viết lại luật lệ, phải không ông?
Vậy sao một ông Tiến sĩ luật lại không hiểu?
Ông Lưu Bình Nhưỡng ạ, mọi cuộc chơi đều có luật lệ. Làm gì có chuyện tham gia chơi, rồi đến khi thua thì lại đòi viết lại luật lệ, phải không ông?
Tre lang.
Nhận xét
Đăng nhận xét