Toàn cảnh “vụ Tư Chính”: cả Trung Quốc lẫn giới “dân chửi” đều muốn có bạo loạn?

Ngày 03/07/2019, Trung Quốc đã cho tàu thăm dò Hải Dương Địa chất 8, cùng ít nhất 4 tàu cảnh sát biển hộ tống, tiến vào khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi theo dõi những diễn biến này qua mạng xã hội, nhiều người đã tưởng rằng Nhà nước Việt Nam thiếu quyết tâm và phương tiện để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Họ không hiểu rằng dư luận về “vụ Tư Chính” được dẫn dắt bởi nhiều lực lượng chính trị, mỗi lực lượng nhắm đến một lợi ích vị kỷ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm lại các sự kiện và hoạt động tuyên truyền liên quan đến “vụ Tư Chính” theo trình tự thời gian, để giúp các bạn nhìn rõ bức tranh toàn cảnh đó.
Kết quả hình ảnh cho Xung đột bãi Tư chính
Những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên đe dọa hoạt động khai thác dầu khí ở bãi cạn Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Chẳng hạn, tháng 07/2017, sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và hãng Repsol của Tây Ban Nha công bố một dự án khai thác ở lô 136-03, Trung Quốc đã điều dàn khoan HD-760 và 40 tàu hải giám đến uy hiếp, khiến phần dự án tại đây bị hủy. Ngày 28/03/2018, Trung Quốc tiếp tục uy hiếp, khiến Repsol và các đối tác phải hủy thêm phần dự án khai thác ở lô 07-03, nằm cạnh lô 136-03.
Sau những khiêu khích trên, tập đoàn Rosnef của Nga vẫn tiếp tục thăm dò tại lô 06-01. Tháng 05/2019, Rosnef cho dàn khoan Hakuryu-5 đào một mỏ mới tại đây. Ngày 02/07/2019, Trung Quốc cho tàu hải cảnh Haijing 35111 uy hiếp các tàu phục vụ dàn khoan Hakuryu-5. Ngày 03/07, Trung Quốc cho tàu thăm dò Hải Dương Địa chất 8, cùng ít nhất 4 tàu cảnh sát biển hộ tống, bắt đầu tiến hành khảo sát địa chấn ở một khu vực gần lô 06-01. Sự kiện này diễn ra trong lúc xung đột thương mại Mỹ - Trung đang hạ nhiệt, và ngay trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Trung Quốc, theo lời mời của người đồng cấp ở Trung Quốc.
Trong giới bình luận, Nguyễn Quang Dy viết rằng Trung Quốc gây ra vụ việc này để nhắm đến 3 mục tiêu. Một, là “để thử phản ứng của Mỹ và đồng minh”. Hai, là “để phân hóa ASEAN và giữ Việt Nam không ngả theo Mỹ”, khi lãnh đạo Việt Nam sắp thăm Mỹ. Ba, là “để trấn an nội bộ trong nước, vì mỗi khi nội bộ bất ổn thì Bắc Kinh thường gây chuyện với bên ngoài để kích động tinh thần dân tộc”.
Ngày 10/07 ông Ryan Martinson, Trợ lý Giáo sư tại Trường Hải chiến Mỹ, một người thường xuyên theo dõi các diễn biến trên Biển Đông qua ảnh vệ tinh, bắt đầu đăng ảnh lên Twitter để tường thuật vụ việc.
Ngày 12/07, tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin về vụ việc, dẫn nguồn Ryan Martinson. Báo này cũng bình luận rằng vụ việc “có thể gây ra một làn sóng tình cảm chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ năm 2014, khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc (HD-981) tới khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước”. Được biết SCMP là một tờ báo đặt trụ sở ở Hong Kong, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, và được xem là thường đăng các thông tin có lợi cho Chính phủ Trung Quốc.
Cho đến thời điểm đó, ngoại trừ một số thông tin rò rỉ trên mạng Việt Nam về “lễ hội té nước”, báo chí và chính phủ ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa lên tiếng về sự kiện này. Nhân đó, giới chống đối đồng loạt tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam “hèn nhát”, “bịt miệng báo chí”, “dâng biển cho giặc”. Trong dư luận phi chính thống cũng hình thành một nhóm yêu sách, rằng Nhà nước Việt Nam phải liên minh với Mỹ để “thoát Trung”, phải nổ súng vào Trung Quốc, phải để báo chí tự do đưa tin về sự kiện và “người dân” tự do biểu tình, phải loại trừ các Ủy viên Bộ Chính trị bị tung tin đồn là “thần phục Trung Quốc”… Một số cá nhân từng đi biểu tình “chống Trung Quốc” cũng nhắc đến phương án tuần hành; nhưng chỉ dám nói một cách gián tiếp bằng cách đăng ảnh cũ, hoặc bàn về quyền biểu tình, chứ chưa dám kêu gọi công khai.
Ngày 16/07, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, và phản bác các hành động xâm phạm của nước ngoài; nhưng chưa nhắc đến va chạm cụ thể với Trung Quốc.
Ngày 17/07/2019, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng công nhận có sự cố với Việt Nam trên biển Đông, và nói họ “hy vọng phía Việt Nam có thể nghiêm túc tôn trọng quyền, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng biển liên quan và không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp tình hình”.
Đáp lại, ngày 19/07, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức khẳng định rằng Trung Quốc đã có hành vi “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam, và rằng Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển bằng biện pháp hòa bình. Báo chí chính thống bắt đầu đồng loạt đưa tin về vụ việc.
Ngày 20/07, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng họ quan ngại về các báo cáo cho thấy hành vi can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông, trong đó có can thiệp vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu truyền thống của Việt Nam; và rằng họ “cực lực phản đối bất kỳ bên yêu sách chủ quyền nào sử dụng cưỡng bức và bắt nạt để khẳng định tuyên bố lãnh thổ hoặc lãnh hải”.
Từ ngày 19/07, giới chống đối chuyển sang công kích rằng báo chí chính thống “hèn”, đợi Nhà nước cho phép mới đưa tin về Biển Đông. Họ cũng công kích các cây bút chính thống lỡ viết trên Facebook cá nhân rằng vụ Tư Chính “không có gì nghiêm trọng”. Hiện Dân Làm Báo, Việt Tân và Con Đường Việt Nam đang đi đầu trong các hoạt động kích động, chuẩn bị biểu tình, trong khi các tổ chức, cá nhân còn lại đang đùn đẩy nhau. Luật khoa Tạp chí bắt đầu tận dụng dư luận về vụ Tư Chính để tuyển mộ giới viết lách.

Nhận xét