Pháp luân công hay Pháp
luân đại pháp, do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc,
hiện đang sống ở New York, Mỹ) sáng lập năm 1992, trong thời gian ngắn đã thu
hút nhiều người tham gia; Lợi dụng việc Nhà nước Trung Quốc chưa cho tổ chức Pháp
luân công hoạt động, các đối tượng cầm đầu, quá khích đã kích động tập trung
đông người tuần hành, biểu tình, gây bạo loạn chính trị, nên tháng 7/1999, Pháp
luân công bị cấm hoạt động tại Trung Quốc. Sau đó các thành viên cốt cán của
Pháp luân công đã trốn sang Mỹ thành lập "Tổng hội Pháp luân công" và
tích cực sử dụng phương tiện truyền thông để tuyên truyền, lôi kéo, kích động
người tham gia Pháp luân công lên án, đã kích Nhà nước Trung Quốc. Đồng thời
chỉ đạo các đối tượng cốt cán mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Pháp luân công du nhập
vào Việt Nam từ năm 2000, quá trình hoạt động và phát triển đã gây nhiều phức
tạp về chính trị và xã hội. Gần đây nhất đầu tháng 5/2019, liên quan đến vụ
phát hiện 02 xác chết tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, Cơ quan Công an đã bước
đầu làm rõ nguyên nhân giết người là do mâu thuẫn giữa các đối tượng gây án với
02 nạn nhân trong quá trình tập luyện Pháp luân công, các đối tượng cho rằng
nạn nhân không tu luyện đúng cách và đã bị nhập quỷ nên nảy sinh ý định sát
hại. Hành động của nghi phạm thể hiện sự cuồng tín, mê muội khi tập Pháp luân
công, với thủ đoạn man rợ gây hoang mang trong dư luận xã hội. Trước đó năm
2014 đối tượng Nguyễn Doãn Kiên cùng 03 người khác đều là học viên của Pháp
luân công đã có hoạt động sử dụng dây cáp để kéo đổ tượng đài Lê nin nhưng
không thành, đồng thời chúng còn mang búa tạ đến lăng chủ tịch Hồ
chí Minh đòi đập phá và có những lời lẽ xúc phạm Người, xúc phạm chế độ . Hành
vi của chúng nhằm hạ bệ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng mỗi người
dân Việt Nam nhưng đã bị lực lượng bảo vệ ngăn chặn kịp thời.
Thời gian qua các đối
tượng pháp luân công trong nước tiếp tục sử dụng các trang mạng Internet như:
google, facebook....để lập ra nhiều trang như: các trang web: tinh hoa.vn,
falundafa.com.. các facebook: "Đại Kỷ Nguyên", khỏe đẹp nhờ Chân -
Thiện - Nhẫn", "khỏi bệnh thần kỳ - tâm tính đề
cao nhờ tu luyện Pháp luân công"..... để tuyên truyền, tán phát tài
liệu, lôi kéo đông người tham gia, gây phức tạp tình hình ANTT tại nhiều địa
phương, vu cáo Công an Việt Nam đàn áp, đánh đập người tập luyện Pháp luân
công.
Các đối tượng đã dùng
nguyên lý "Chân - Thiện - Nhẫn" để đánh vào tư trưởng, tâm lý, nhận
thức hạn chế của người dân, nhất là những người già, người mắc bệnh nan y,
người ốm đau kéo dài, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các đối tượng cho rằng tập
luyện Pháp luân công có lợi cho sức khỏe, chữa được bách bệnh, kể cả bệnh hiểm
nghèo mà không cần dùng thuốc.
Sau một thời gian được
Chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đã có nhiều người từ bỏ không
tham gia, không tập trung đông người hoạt động pháp luân công. Tuy nhiên vẫn
còn một số người dân còn tin những quan điểm có tính thần bí, mê tín dị đoan,
phản khoa học như: "Tập Pháp luân công làm cho con người đạt đến khai
công, khai ngộ, công thành viên mãn, linh hồn bất diệt; ai ngăn cản là ma
quỷ..."; hoặc "Nguyên nhân của bệnh tật là do những việc xấu của kiếp
trước, nếu tin tưởng vào việc luyện công, dừng ngay việc uống thuốc không cần
khám, chữa trị, tự nhiên có người chữa trị cho..." Trường hợp tập trung
tập luyện Pháp luân công càng đông người thì khả năng chưa khỏi bệnh càng cao
hơn tập tại gia đình. Do vậy vẫn còn biểu hiện lén lút tập luyện với mong muốn
khỏi bệnh.
Trên thực tế, đã có
người quá tin vào việc tập luyện Pháp luân công, cho rằng luyện tập thường
xuyên có thể chữa trị được bách bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo, do vậy họ đã không
dùng thuốc chữa bệnh, không tuân thủ phác đồ điều trị khoa học của bệnh viện
nên có trường hợp đã chết.
Ngoài ra, việc tán phát
các tài liệu không rõ nguồn gốc, chưa có cơ sở kiểm chứng có liên quan đến Pháp
luân công như: sách “Chuyển pháp luân”, “thư ngỏ của một số người đã khỏi bệnh
nhờ Pháp luân công"; "ý kiến của các chuyên gia y học về tác dụng của
Pháp luân công" và "người tập Pháp luân công ở Việt Nam không vi phạm
bất kỳ quy định pháp luật nào” cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật được
quy định tại điều 27 nghị định 159/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của chính phủ về xử lý
hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Đồng thời người tập luyện Pháp
luân công dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động tập trung đông người tuần
hành, biểu tình gây mất ANTT, vi phạm pháp luật.
Vì vậy, cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác đối với hoạt động Pháp luân công
trên địa bàn; không tham gia cũng như lôi kéo người khác tham gia, không tập
trung hoạt động Pháp luân công. Khi phát hiện có hoạt động tuyên
truyền, lôi kéo người khác tham gia, đối tượng xấu lợi dụng kích động tập trung
đông người tuần hành, biểu tình thì báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp
thời xử lý./.
Nhận xét
Đăng nhận xét