(Bạn đọc) - Khi mà Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ năm 2019 sắp sửa diễn ra thì Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) hôm 13/5 đã vội trưng ra cái gọi là “bản danh sách gồm 128 tù nhân lương tâm Việt Nam” để “khóc thuê”, “hát mướn” cho một số người Việt có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án nhân dân xét xử, tuyên án như Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga…
Đúng là sự lố bịch! Từ bao giờ, hành động chống phá Nhà nước, chống phá nhân dân lại được gọi là yêu nước, từ bao giờ, những kẻ lẻo mép, suốt ngày chửi bới chính quyền, Tổ quốc, miệt thị đất nước mình lại được cho là đang đấu tranh vì tự do, nhân quyền?
Đáng chú ý, sau khi liệt kê danh sách những người “bất đồng chính kiến” thì Tổ chức Ân xá quốc tế này lại chĩa mũi sang mối quan hệ Việt – Mỹ: “Trong cuộc đối thoại sắp tới, chính phủ Hoa Kỳ nên nhắc lại ở mức cao nhất rằng nếu không có tiến bộ thực sự về quyền con người thì sẽ có giới hạn cho mối quan hệ Mỹ-Việt”. Ý đồ của Tổ chức này muốn dùng “ngòi nổ nhân quyền” hòng lu loa để làm bình phong, kêu gọi Mỹ gây sức ép với Việt Nam, mượn nhân quyền để ngăn cản mỗi quan hệ Việt – Mỹ vốn đã được xây dựng một cách tốt đẹp trong nhiều năm qua. Nhưng chia buồn thay, công dã tràng se cát biển đông thật rồi.
Khi mà ngài Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã thẳng thừng tuyên bố: Các công ty sẽ rời bỏ Trung Quốc để sang Việt Nam. Đáng bàn là trong tuyên bố về gợi ý địa điểm cho các công ty chịu thuế rời khỏi Trung Quốc, ông Trump chỉ nêu đích danh duy nhất Việt Nam. Đồng thời dành 70 ngàn tỷ USD để tài trợ cho các nước châu Á, trong đó có Việt Nam của ta. Dường như Việt Nam để lại ấn tượng rất tốt trong tâm trí của Donald Trump nên khi viết twitter trong tâm trạng thoải mái là ông nhớ ngay đến Việt Nam để viết chứ không viết Thái Lan hay Indonesia…
Vậy thì, cái gọi là “bản danh sách gồm 128 tù nhân lương tâm Việt Nam” của AI tung ra muốn phá hoại mối quan hệ Việt – Mỹ e là còn chạy dài dài…
Những kẻ buôn lương tâm
Tù nhân là những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị toà án tuyên là có tội và phải chịu hình phạt tù theo quyết định có hiệu lực của toà án. Việc một người bị phạt tù là hậu quả tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội, xâm phạm các quan hệ xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Vậy nhưng “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) đã dựng lên cụm từ “tù nhân lương tâm” để bao biện cho những kẻ phạm pháp.
Phải khẳng định một lần nữa rằng ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý. Cách gọi “tù nhân lương tâm” chỉ có những tổ chức như Ân xá quốc tế nêu ra với ý đồ cổ xúy, hậu thuẫn cho các đối tượng chống phá chính quyền, can thiệp bảo vệ cho những đối tượng này mà thôi.
Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân – thiện – mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước, thành lập cái gọi là đảng Thăng tiến Việt Nam, móc nối, cấu kết các thế lực phản động ở trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc” như Nguyễn Văn Lý; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; “đưa ra đường lối, các kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cấu kết với đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động để lật đổ chính quyền nhân dân…” như Trần Huỳnh Duy Thức; “thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng; kích động người dân Giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an, đập phá tài sản nhà trưởng Công an xã, kéo lên trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gây mất trật tự an ninh” như Hoàng Đức Bình;…
Chỉ với âm mưu lật đổ chế độ, tấn công lực lượng chức năng, đập phá trụ sở chính quyền thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng bị truy tố, xét xử trước pháp luật. Riêng có AI lu loa đó là “hoạt động ôn hòa, thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến để thúc đẩy nhân quyền”!
Đề cập cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam theo quan niệm của AI, Kim Âu – một kẻ nổi tiếng chống cộng, cho rằng: “Gọi chúng là tù nhân lương tâm thì sai nên sửa lại là “tù nhận lương tháng” mới đúng”! Ý kiến của Kim Âu dựa trên điều ông ta cho rằng các “tù nhân lương tâm” này không quan tâm đến nhân quyền, mà chỉ hoạt động để kiếm tiền tài trợ của nước ngoài.
Sau khi ra nước ngoài định cư, qua bài “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Trần Khải Thanh Thủy kể các khoản lương hằng tháng người này được chu cấp gồm: tổ chức khủng bố “Việt Tân” 200 USD, Bích Huyền 400 USD, Báo Người Việt 200 USD, “từ Đàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo, bèo nhất cũng trả 25 USD, cao nhất là 80 – 100 USD/bài, còn lại từ 30 – 50 USD một bài”!… Do đó, chỉ có thể coi đây là những người buôn lương tâm, họ lấy AI làm chỗ dựa, là thế lực giúp họ biện hộ cho mọi hành vi bất minh.
Xét đến cùng, lương tâm là nền tảng tinh thần để mỗi người tự điều hướng suy nghĩ, hành động. Người trân trọng lương tâm sẽ có hành vi lành mạnh, đúng đắn, góp điều tốt đẹp với cuộc sống. Vì thế, trong xã hội đã nảy sinh hai khái niệm đối lập nhau là lương tâm và vô lương tâm.
Từ thái độ, việc làm của AI với cộng đồng quốc tế và Việt Nam, hoàn toàn có thể đặt các câu hỏi: Phải chăng AI quan tâm bảo vệ hành vi vô lương tâm hơn là ca ngợi, bảo vệ các hành vi biểu thị cho giá trị của lương tâm? Phải chăng trên thực tế, AI không chỉ bảo bọc người vi phạm pháp luật, mà còn cố tình làm chỗ dựa giúp một số người biến lương tâm thành món hàng để trục lợi?
Tất nhiên, chỉ những người đang tổ chức, điều hành AI mới có thể trả lời các câu hỏi này, cũng chỉ có họ mới là yếu tố quyết định AI có hành xử thật sự xứng đáng với những gì tổ chức này vẫn rêu rao. Và cũng chỉ có họ mới điều chỉnh được lương tâm của chính AI trước khi phán xét vấn đề nhân quyền, hoặc gắn tên tuổi của bất kỳ người nào với khái niệm “lương tâm”.
Theo: Nguynxuanphuc.org.
Nhận xét
Đăng nhận xét